Tố cáo là việc cá nhân (công dân) tuân thủ theo thủ tục, quy định pháp luật của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cơ quan. Tố cáo là những hành vi được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Tố cáo năm 2018 số 25/2018/QH14.
LUẬT TỐ CÁO MỚI NHẤT 2018
Luật Tố cáo mới nhất 2018 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của cơ quan và tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Tố cáo là những việc mà pháp luật quy định khá cụ thể và chi tiết về việc tố cáo cũng như các vấn đề liên quan tố cáo từ định nghĩa tố cáo đến việc giải quyết, tiếp nhận tố cáo, xử lý việc tố cáo đã được pháp luật chuyên ngành quy đinh cụ thể, rõ ràng.

TỐ CÁO LÀ GÌ?
Theo quy định của Luật Tố cáo thì “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cáo cho cá nhâ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gây thiệt hạy hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực” – tại Điều 2 Luật Tố cáo 2018
Hiện nay, mỗi công dân ngày càng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực tố cáo khi đã chủ động tố cáo các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Chính vì sự chủ động tố cáo đã giúp cơ quan có thẩm quyền nắm bắt và xử lý kịp thời hành vi, hậu quả thiệt hại và nhanh hơn hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Việc giải quyết tố cáo và áp dụng giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 3 Luật Tố cáo 2018 như sau:
– Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng đúng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
– Về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về Tố tụng hình sự.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo 2018
“1. Gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người tố cáo.
- Phân biệt đối xử, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
…
- Mua chuộc, hối lộ, trả thù, đe dọa xúc phạm người giải quyết tố cáo.
- Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống NN, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo, giải quyết tố cáo.”
Hiện nay, việc giải quyết tố cáo được cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm ngặt, nhận thức đúng đắn về việc tố cáo tránh các trường hợp kẻ gian lợi dụng, có mưu đồ hãm hại những người vô tôi, không liên quan đến sự việc cũng như điều tra kỹ lưỡng và xác nhận nhân thân của người tố cáo sau đó mới tiếp nhận việc giải quyết tố cáo.

TIẾP NHẬN TỐ CÁO
Việc tố cáo được thự hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
Việc tiếp nhận Tố cáo được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018 như sau:
- Trong trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một vấn đề có nội dung tương đồng thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
- Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VỀ LUẬT TỐ CÁO
Câu hỏi 1: Nguyên tắc xác định thẩm quyền tố cáo được quy định thế nào?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý tại Điều 12 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền tố cáo
Câu hỏi 2: Thẩm quyền giải để quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước được quy định thế nào?
Trả lời:
Điều 13 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
Câu hỏi 3: Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân được quy định thế nào?
Trả lời:
Điều 14 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ trong TAND.
Câu hỏi 5: Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước được quy định thế nào?
Trả lời:
Điều 17 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước.