Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học lâu đời được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đã từ lâu, di sản văn hóa được biết đến với những định nghĩa là những tài sản quý báu của mỗi quốc gia, các khu vực và cả thế giới có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Để bảo vệ di sản văn hóa cũng như tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc tham gia bảo vệ, lưu trữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa, cho nên Luật di sản văn hóa đã ra đời.
LUẬT DI SẢN VĂN HÓA LÀ GÌ?
Luật di sản văn hóa là một đạo luật quy định về hoạt động gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị cốt lõi của di sản văn hóa, nâng cao quyền và nghĩa vụ của tổ cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 là đạo luật đầu tiên về di sản văn hóa của nước Việt Nam.
Hiện nay, Luật di sản văn hóa 2001 đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2001.

NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sải quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của toàn thể nhân dân ta.
Để chung tay, góp sức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao và có tính thẩm mỹ của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, văn hóa dân tộc và đóng góp vào khi tàng di sản văn hóa thế giới mang tính toàn cầu.
Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền đời này sang đời khác. Luật Di sản văn hóa hiện hành tại Việt Nam cũng chia DSVH thành: DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (quy định tại khoản 2, Điều 4) và DSVH phi vật thể là một sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan. DSVH có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác (được quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật di sản sản hóa).

Bên cạnh đó, trước sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ về văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống. Đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường sự quản lý trong lĩnh vực di sản văn hóa thông qua việc chỉ đạo, tổ chức, điều hành mang tính hệ thống theo quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện bảo vệ, phát triển của DSVH. Quản lý Nhà nước về DSVH không phải là các hoạt động chỉ hướng đến bảo tồn sự tồn tại về vật chất của DSVH mà còn là gìn giữ, giáo dục các giá trị truyền thống, tinh thần, cội nguồn của dân tộc để cung cấp các tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử cho các thế hệ mai sau và cho cả nhân loại.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA MỚI NHẤT
Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009 gồm 05 chương và 74 Điều luật:
Chương I (từ Điều 1 đến Điều 13): Những quy định chung;
Chương II (từ Điều 14 đến Điều 16): Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá;
Chương III (từ Điều 17 đến Điều 27): Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể;
Chương IV (từ Điều 28 đến Điều 53): Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể;
Chương V (từ Điều 54 đến Điều 68): Quản lí nhà nước về di sản văn hoá;
Chương VI (từ Điều 69 đến Điều 72): Khen thưởng và xử lí vi phạm;
Chương VII (từ Điều 73 đến Điều 74): Điều khoản thi hành.
Chương I – Những quy định chung về di sản văn hóa
Di sản văn hóa quy định tại Luật này gồm có di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Đây là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định về các hoạt động gìn giữ bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý báu có giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa của xã hội nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng với mục đích: phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội, toàn dân, đất nước; phát huy các truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trên Việt Nam; làm góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa, khoa học quốc tế.
Luật di sản văn hóa quy định rõ về trách nhiệm quản lý của nhà nước cũng như là trách nhiệm chung của mọi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Luật cũng quy định rõ về các hành vi nghiêm cấm đối với di sản văn hóa.
Chương II
Trong chương II của Luật di sản văn hóa có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với Di sản văn hóa, theo đó cho thấy mọi cá nhân, tổ chức đều có các quyền như: quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; quyền tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… và các cá nhân, tổ chức cũng phải có các nghĩa vụ đối với các di sản văn hóa như: Bảo vệ, giữ gìn và thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại liên quan đến trực tiếp di sản văn hóa….

Chương III, chương IV
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và giá trị văn hóa vật thể trong chương III và chương IV Luật di sản văn hóa. Theo đó cho thấy, tinh thần chung của hai chương này là nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm phát triển mạnh kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc nước Việt Nam.
Đối với di sản văn hóa vật thể thì có thêm các quy định về các điều kiện, tiêu chí, xếp loại, khu vực bảo tồn và thủ tục xếp hạng cũng như thẩm quyền, trình tự xếp hạng các di sản văn hóa.
Chương V
Chương V quy định quản lý nhà nước về di sản văn hóa có nội dung quản lý:
- Chỉ đạo và xây dựng thực hiện những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách giúp phát triển sự nghiệp bảo vệ gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tổ chức thực hiện và ban các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
- Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Quản lý và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tổ chức hoạt động, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Kiểm tra và thanh tra về việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Mặt khác, Nhà nước còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động chung tay bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích những việc về các vấn đề như xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Chương VI
Chương VI quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm, theo đó có quy định như sau:
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
Người nào phát hiện được di sản văn hóa mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hóa đó bị Nhà nước thu hồi;
Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VII
Trong chương VII quy định về các điều khoản thi hành về Luật di sản văn hóa, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp lần thứ 9 và thông qua ngày 29/6/2001.