zalo-icon
phone-icon
16/03/2023 Nguyễn Xuân Huy

Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang theo đà phát triển về mọi mặt, song đó mảng đất đai luôn được rất nhiều sự quan tâm. Những doanh nghiệp lớn, cũng như người muốn đầu tư đất, xây dựng đất ở,.. nhưng quan trọng ở đây chính là về giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứ không hẳn có đất thì chúng ta được toàn quyền quyết định. Bởi vì giấy tờ được cấp liên quan đến các vấn đề pháp lý, điều được quan tâm nhất đó là chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới quy hoạch giao thông.

Vậy thì Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Những quy định mới nhất về chỉ giới quy hoạch giao thông ra sao mà được rất nhiều người quan tâm đến vậy. Nó ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của nhà đất, hầu hết ở mọi địa phương đang có những chính sách quy hoạch giao thông . Hãy cùng Công ty Quốc tế Thành Công tìm hiểu và nắm thêm những kiến thức nhằm tránh những sai phạm và hiểu rõ hơn.

Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?

Đây là những khu vực đất dùng để xây dựng tuyến đường giao thông và được xác định bởi đường ranh giới. Vì nó là một dạng quy hoạch, thế nên đường chỉ giới có thể thay đổi và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông cũng sẽ có thời hạn, nếu quá hạn mà không thực hiện thì chỉ giới giao thông sẽ trở nên vô hiệu, điều đó đồng nghĩa với việc người dân sẽ toàn quyền quyết định quyền sử dụng đất của mình.

Ngoài đường chỉ giới thì còn có chỉ giới đường đỏ giao thông. Và đây là đường ranh giới màu đỏ được xác định rõ ràng trên bản đồ, được phân chia ranh giới giữa các phần đất sử dụng và thi công đúng quy hoạch.

Chỉ giới quy hoạch giao thông
Chỉ giới quy hoạch giao thông

Quy định về quyền sử dụng đất trong chỉ giới quy hoạch giao thông

Để thực hiện đúng quy định của pháp luật về chỉ giới quy hoạch giao thông chúng ta cần hiểu thật kỹ, để rõ hơn theo khoản điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 nói về phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đường bộ và đường hành lang an toàn đường bộ thì có những quy định cụ thể như sau:

” Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ

”1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

  1. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
  2. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
  3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

  1. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ”

Vậy thì theo quy định trên thì trong phạm vi đất dành cho đường bộ không được xây dựng các khu công trình khác.

Ngoại trừ một số ít khu công trình thiết yếu phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép , gồm những khu quốc phòng, bảo mật an ninh, khai thác đường bộ, điện lực ống cấp, thoát nước, xăng , dầu , khí , phục vụ quốc phòng.  

Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ tạm thời được sử dụng với mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn khu công trình đang làm và an toàn đường bộ.  

 Việc đặt các biển quảng cáo phải có sự phê duyệt của các cơ quan thẩm quyền về quản trị đường bộ đồng ý và phê duyệt bằng văn bản.  

Như vậy người dân có đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông không nên tùy tiện xây dựng những khu công trình kiên cố. Phải tuân thủ những kế hoạch đã có triển khai , tuân theo những quy định của pháp luật về đường chỉ giới giao thông.

Chỉ giới quy hoạch giao thông
Quy định về quyền sử dụng đất trong chỉ giới quy hoạch giao thông

Xây dựng nhà ở phải cách chỉ giới giao thông bao nhiêu?

Đây thường là những câu hỏi mà người dân đặt ra và mong muốn có những câu trả lời thật chính xác, để giúp họ có thể nắm rõ hơn về phần đất của mình. Vậy thì trước khi thực hiện những công trình xây dựng nhà thì cần phải được báo cáo và xin phép UBND xã. Nắm rõ bản vẽ đúng chất lượng và những thông số khoảng cách với chỉ giới đúng tiêu chuẩn của pháp luật. Về khoản này chúng ta sẽ dựa vào Luật Xây dựng và độ cao phù hợp từng ngôi nhà, quy định khoảng cách với chỉ giới giao thông như sau:

Tuyến đường lộ giới dưới 19m:

  • Độ cao từ 19-22m, cách lộ giới 3m.
  • Độ cao từ 22-25m, cách lộ giới 4m.
  • Độ cao từ 28m trở lên, thì lùi vào 6m.

Tuyến đường lộ giới từ 19 – 22m:

  • Độ cao từ 22-25m, cách mốc lộ giới 3m.
  • Độ cao từ 28m, cách mốc lộ giới 6m.

Tuyến đường lộ giới từ 22m trở lên: Cách mốc lộ giới  6m.

Ngoài ra trong những trường hợp đặc biệt được phép vượt chỉ giới quy hoạch giao thông như sau:

  • Đầu tiên đường ống thoát nước không được vượt quá 0,2m tính từ đường chỉ giới và không làm mất mỹ quan đô thị theo đúng pháp luật.
  • Tiếp theo nhà có 2 tầng trở lên có hai đường chỉ giới trùng nhau thì ban công, các mái che chỉ được xây dựng vượt quá chỉ giới đường đỏ dưới 0,2m. Nếu từ độ cao 3,5m trở lên thì được phép vượt qua đường chỉ đỏ theo tuân thủ một số yêu cầu nếu có mái hiên, ban công.
  • Cuối cùng, không được vượt quá độ rộng của vỉa hè, phải nhỏ hơn để đảm bảo an toàn của hệ thống mạng lưới điện.

Xử lý khi vi phạm khi xây dựng vượt quá chỉ giới giao thông

Bất kể sai phạm nào liên quan đến pháp luật đều có những mức phạm theo đúng mức quy định của nó. Đặc biệt đó chính là về lĩnh vực đất đai càng có rất nhiều sai phạm, nếu bị các cơ quan chức năng thẩm định, kiểm tra phát hiện những trường hợp không đúng quy định, thì sẽ có những hậu quả phải chịu trách nhiệm rất lớn. Mức phạt nhẹ hoặc cao tùy thuộc vào từng mức độ sai phạm. Căn cứ theo khoản 7 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Sẽ bị phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Công trình không phù hợp với quy hoạch .
  • Công trình xây dựng vi phạm vượt quá chỉ giới xây dựng.
  • Công trình lấn chiếm vào những khu đặc biệt, di tích lịch sử, an ninh quốc gia,những khu vực bị nhà nước cảnh báo nguy
  • Phần diện tích nhà vượt với quy định về chỉ giới quy hoạch giao thông sẽ bị tháo gỡ

Có thể bạn chưa biết: Chi tiết 12 điểm mới về mức phạt vi phạm giao thông

Để giảm tải việc vi phạm và tháo dỡ bất ngờ từ cơ quan chức năng có thẩm quyền của công trình thì chủ đầu tư nên tìm hiểu kĩ, tham khảo về các quy định về chỉ giới quy hoạch giao thông khi chuẩn bị bắt đầu xây dựng. Chủ đầu tư cần nắm rõ khái niệm về chỉ giới quy hoạch, các điều khoản có lợi hoặc không có lợi, phù hợp hoặc không phù hợp đối với công trình của mình, để tiến hành xây dựng công trình của mình một cách tốt nhất và đúng pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

goingay
0963.766.477
goingay
1900 633 710