zalo-icon
phone-icon

Khi nào người lao động được nhận hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo, hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được hỗ trợ theo chính sách. Vậy khi nào người lao động được nhận hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Thành Công về chủ đề hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài để được giải đáp vấn đề này.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được nhận hỗ trợ gì?

Theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được nhận các hỗ trợ sau:

(1). Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết bao gồm:

– Học phí đào tạo ngoại ngữ, nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

– Tiền ăn trong thời gian thực tế học của người lao động;

– Chi phí đi lại (một lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 (mười lăm) km trở lên hoặc từ 10 (mười) km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Riêng đối với người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

(2). Hỗ trợ chi phí cho người lao động làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

(3). Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

(4). Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

Tham khảo thêm: Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng? 

Chi phí hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

(1). Về đào tạo ngoại ngữ: Hỗ trợ theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;

(2) Về đào tạo nghề: Hỗ trợ theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 QĐ 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

(3). Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

(4). Tiền ăn trong thời gian đào tạo: Mức chi 40.000 đồng/người/ngày;

(5). Chi phí đi lại (một lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: Mức chi 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 (mười lăm) km trở lên; mức chi 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 (mười) km trở lên;

(6). Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung của QĐ số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

Có thể bạn chưa biết: Khoản chi đối với chi phí cho người lao động đi nước ngoài

hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài

CHI PHÍ HỖ TRỢ LÀM THỦ TỤC ĐỂ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Người lao động được hỗ trợ chi phí là thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC gồm:

(1). Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 25/2015/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại việt nam;

(2). Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

(3). Lệ phí làm thị thực (visa) cho người lao động theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

(4). Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

Có thể bạn quan tâm: Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài

Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động gặp rủi ro sẽ được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Hỗ trợ về việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề

(1). Khi người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 3 TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC;

(2). Khi người lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ.

hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trường hợp người lao động thuộc nhiều đối tượng hỗ trợ thì sao?

Trong trường hợp người lao động đồng thời thuộc hai hay nhiều đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC thì được lựa chọn áp dụng theo đối tượng có lợi nhất cho người lao động và chỉ được hưởng một lần các Khoản hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC.

Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP có thể lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC hoặc quy định tại Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg. Trường hợp người lao động thực hiện theo quy định tại TTLT 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC thì không thực hiện theo quy định tại Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg và ngược lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710