zalo-icon
phone-icon

Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài

Khi làm việc ngoài lãnh thổ Việt Nam, người lao động có nghĩa vụ như thế nào? Sau đây là bài viết của Luật Thành Công về chủ đề nghĩa vụ của người lao động VN khi làm việc tại nước ngoài.

Hiện nay, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, không có quy định nào giới hạn thời gian làm việc tại nước ngoài của người lao động. Tuy nhiên, khi tham gia lao động tại nước ngoài người lao động cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động lao động tại nước ngoài. Cụ thể, ở Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định:

  • Một, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;
  • Hai, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài chủ động học nghề, học ngoại ngữ và tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
  • Ba, tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  • Bốn, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  • Năm, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao độnghoặc hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
  • Sáu, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  • Bảy, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
  • Tám, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
  • Chín, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

Theo đó, người lao động làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ thời gian lao động đã được giao kết. Khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thực tập, người lao động phải trở về nước. Sau khi về nước, trường hợp người lao động muốn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động khác thì người lao động có thể tiếp tục ra nước ngoài làm việc theo nội dung hợp đồng lao động mới.  Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam cộng thêm có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài phải tuân thủ quy định Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Có thể bạn quan tâm: Khoản chi đối với chi phí cho người lao động đi nước ngoài

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể liên hệ qua số hotline tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Thành Công 1900.633.710 để được giải đáp. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710