zalo-icon
phone-icon

Sự có mặt của người lao động trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là gì? Quy định về xử lý kỷ luật lao động như thế nào? Hãy cũng Luật thành công tìm hiểu qua bài viết sau đây.

KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau. Trong đó, lực lượng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng khi tạo ra của cải, vật chất làm giàu cho đất nước. Điều này không những góp phần tăng trưởng kinh tế  mà còn tạo tiềm lực, nền móng vững chắc cho đất nước để vươn tầm quốc tế.

Trong Bộ luật Lao động 2019 có điều chỉnh về những vấn đề liên quan đến người lao động như: Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia quan hệ lao động, tranh chấp hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động…

Người lao động được định nghĩa trong Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.

Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận với nhau về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên khi tham gia quan hệ lao động.

HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Bộ luật Lao động 2019 quy định xử lý kỷ luật đối với người lao động bao gồm các hình thức sau:

Thứ nhất, Khiển trách.

Thứ hai, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 (sáu) tháng.

Thứ ba, cách chức.

Thứ tư, sa thải.

Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người sử dụng lao động sẽ áp dụng các hình thức khác nhau được quy định trong Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc trong Bộ luật Lao động 2019.

Lưu ý: Nếu người lao động đáp ứng điều kiện tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ đước xóa kỷ luật hoặc giảm thời gian chấp hành kỷ luật.

Tham khảo thêm: Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điều kiện, yêu cầu xử lý kỷ luật

a. Người sử dụng LĐ phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c. Người lao động phải có mặt tại phiên họp và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trong trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019

Trình từ thủ tục

1. Ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp

a. Người sử dụng LĐ thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

Khi nhận được thông báo của người sử dụng LĐ, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng LĐ.

Khoản 6 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, Điều 70 NĐ 145/2020/NĐ-CP

b. Khi nhận được thông báo của người sử dụng LĐ

Phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng LĐ

– Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo:

+ Người lao động và người sử dụng LĐ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp;

+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng LĐ quyết định thời gian, địa điểm họp;

c. Trước khi họp

Đủ thành phần trên

Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Thiếu một trong các thành phần trên và không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt

Người sử dụng LĐ vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

2. Tiến hành cuộc họp

Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên; Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

3. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động

4. Gửi quyết định đến các thành phần tham gia

Đọc thêm: Nguyên tắc và quy trình xử lý kỷ luật lao động

Như vậy, sự có mặt của người lao động trong cuộc họp xử lý kỷ luật là bắt buộc. Quy định trên là hợp lý bởi lẽ điều này đẩm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động, giải quyết vụ việc nhanh chóng về vấn đề có hay không người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật. Trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật sẽ được quay trở lại làm việc bình thường và nếu có các nghĩa vụ khác trong quá trình xử lý đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải hoàn thành các nghĩa vụ đó. Ví dụ trong trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc khi việc vi phạm phát sinh những tình tiết phức tạp, gây khó khăn, cản trở cho việc xác minh. Như vậy, nếu không bị xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710