zalo-icon
phone-icon

Thẩm quyền xử lý kỷ luật khi người lao động thuê lại vi phạm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động được hiểu là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Vậy thẩm quyền xử lý kỷ luật khi người lao động thuê lại vi phạm là gì? Bài viết sau đây của Luật Thành Công sẽ giải đáp vấn đề này.

CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động được hiểu là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Sau đó người lao động được chuyển sang làm việc sẽ chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn phải duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó, hoạt động cho thuê lại lao động là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động cho thuê lại lao động chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và chỉ áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Có thể bạn chưa biết: Thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động

QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Về thời hạn thuê lại lao động

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa 12 tháng.

Các trường hợp được thuê lại lao động

Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 thì Bên thuê lại lao động được thuê người lao động trong trường hợp sau:

Một là, đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

Hai là, thuê lại lao động để thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

Ba là, bên thuê lại lao động có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Trường hợp không được sử dụng lao động thuê

Một là, để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

Hai là, không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

Ba là, thuê lại lao động để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Lưu ý: Bên thuê lại lao động không được phép chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác. Ngoài ra, bên thuê lại lao động không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Quy định về nguyên tắc cho thuê lại lao động
Quy định về nguyên tắc cho thuê lại lao động

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?

Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 6 của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động, cụ thể:

Một là, doanh nghiệp cho thuê lại lao động bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

Hai là, doanh nghiệp thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng cho thuê lại lao động

Ba là, doanh nghiệp thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

Bốn là, doanh nghiệp bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

Năm là, doanh nghiêp lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Sáu là, doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

BÊN THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?

Căn cứ theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019, Bên thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ sau:

Một là, bên thuê lại lao động thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

Hai là, bên thuê lại không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

Ba là, bên thuê lại thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

Bốn là, bên thuê lại thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

Năm là, bên thuê lại trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Sáu là, bên thuê lại cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ LẠI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 58 Bộ luật Lao động, cụ thể:

Một là, thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;

Hai là, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

Ba là, Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

Bốn là Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

Năm là, Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG THUÊ LẠI

Căn cứ theo Điều 56 và Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 thì Bên thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Do đó, Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuê lại khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, mặc dù người lao động thuê lại vi phạm kỷ luật tại Bên thuê lại lao động nhưng chỉ có Doanh nghiệp cho thuê lại lao động mới có quyền xử lý kỷ luật đối với lao động cho thuê lại.

Liên hệ ngay: Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710