zalo-icon
phone-icon

Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng?

Căn cứ theo Điều 2 NĐ 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì người lao động đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp vùng. Bài viết sau đây của Luật Thành Công sẽ giải quyết câu hỏi khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng?

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP VÙNG KHI NÀO?

Căn cứ theo Điều 2 NĐ 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì người lao động đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp vùng.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 khái niệm người lao động được định nghĩa như sau: “Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.

Bộ luật Lao động 2019 quy định độ tuổi tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp được quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động.

Theo đó, căn cứ vào Điều 2 NĐ 76/2019/NĐ-CP người lao động được hưởng trợ cấp vùng bao gồm:

Thứ nhất, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Thứ hai, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tham khảo thêm: Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Luật 2024 

VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 NĐ 76/2019/NĐ-CP thì vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

Thứ nhất, huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.

Thứ hai, các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về quyết định phê duyệt danh sách các xã khu vực iii, khu vực ii, khu vực i thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

Thứ ba, các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng
Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng

PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Khi người lao động đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:

  1. Phụ cấp thu hút quy định tại Điều 4 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  2. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  3. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 6 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  4. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch quy định tại Điều 7 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  5. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu quy định tại Điều 8 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  6. Thanh toán tiền tàu xe quy định tại Điều 9 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  7. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điều 10 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 11 NĐ 76/2019/NĐ-CP;
  9. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 12 NĐ 76/2019/NĐ-CP.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người lao động sẽ được hưởng các loại phụ cấp khác nhau tương ứng theo quy định từ Điều 4 đến Điều 12 NĐ 76/2019/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm: Quy Định Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Thử Việc mới 2024

CĂN CỨ ĐỂ TÍNH HƯỞNG PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

Thời gian làm việc trên thực tế ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp.

Thời gian làm việc thực tế

– Tính theo tháng:

Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng.

Trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc thì không tính.

– Tính theo năm:

Trường hợp làm việc thực tế dưới 03 tháng thì không tính.

Trường hợp làm việc thực tế từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác.

Trường hợp làm việc thực tế trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

Thời gian không được tính hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ một tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ một tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ việc hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ hoặc tạm giam.

Bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ ngay Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710