zalo-icon
phone-icon

Sắp xếp vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước

Ngày nay, người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều đơn vị và người lao động gặp lúng túng khi xác định căn cứ pháp lý làm cơ sở áp dụng khi giao kết hợp đồng lao động và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Vì vậy, bài viết hôm nay của Luật Thành Công sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về sắp xếp vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước.

Một số công việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Ngày nay, người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn rất nhiều đơn vị và người lao động gặp lúng túng khi xác định căn cứ pháp lý làm cơ sở áp dụng khi giao kết hợp đồng lao động và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Điều này không chỉ dẫn đến thực trạng áp dụng sai loại hợp đồng và căn cứ pháp lý mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động là hình thức giao kết hợp đồng lao động ghi nhận các thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về thời hạn của hợp đồng, yêu cầu của công việc, các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp và các thỏa thuận về điều kiện việc làm, các quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận và cam kết thực hiện trong hợp đồng lao động.

Căn cứ vào Điều 1 NĐ 68/2000/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 NĐ 161/2018/NĐ-CP thì các công vệc sau đây thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

Một là, sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

Hai là, lái xe;

Ba là, bảo vệ;

Bốn là, vệ sinh;

Năm là, trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

Sáu là, công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.

Có thể bạn quan tâm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không? 

Cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Theo Điều 2 NĐ 68/2000/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 NĐ 161/2018/NĐ-CP, Cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp bao gồm:

Một là, cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp huyện).

Hai là, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

Ba là, các đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước
Vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước

Trường hợp không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Điều 3 NĐ 68/2000/NĐ-CP và khoản 3 Điều 3 NĐ 161/2018/NĐ-CP thì Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau:

Một là, những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên;

Hai là, những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.

Ba là, lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

Lưu ý:  Theo khoản 3 Điều 3 NĐ 161/2018/NĐ-CP thì tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức tuyển dụng đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 NĐ 161/2018/NFD-CP do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.

– Trường hợp những người đã được tuyển vào biên chế trước ngày NĐ 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ có hiệu lực, đang làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì không chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng.

– Trường hợp những người đang làm các công việc trên đã được tuyển dụng kể từ ngày NĐ số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ có hiệu lực thì chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng theo quy định.

– Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP không được coi là viên chức: Căn cứ quy định tại Luật Viên chức 2010 thì Viên chức điểu hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm thông qua hai hình thức là thi tuyển hoặc xét tuyển, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Như vậy, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP làm việc theo hợp đồng lao động là sự thỏa thuận và cam kết giữa các bên tham gia, nên không được coi là viên chức.

Có thể bạn quan tâm: Chế độ trợ cấp khi hết hợp đồng làm việc tại cơ quan nhà nước

Điều kiện ký kết hợp đồng lao động với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

Điều kiện đối với bên ký hợp đồng là cá nhân

Một là, có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;

Hai là, có lý lịch rõ ràng;

Ba là, có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;

Bốn là, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.

Lưu ý: Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của NĐ 68/2000/NĐ-CP và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng cho thuê lại lao động

Điều kiện ký hợp đồng đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Một là, phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này;

Hai là, việc ký hợp đồng do người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoặc phụ trách công tác văn phòng thuộc quyền ký.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710