zalo-icon
phone-icon

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Pháp luật quy định như thế nào về xử phạt vi phạm quy định hạn chế khai thác nước dưới đất? Hãy cũng Luật Thành Công tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

KHÁI NIỆM NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển của mọi sự sống trên địa cầu. Nước đóng vai trò quan trọng và to lớn đối với đời sống con người. Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn khai thác, sử dụng, tác động tới nước. Chính vì thế, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng nước mọt cách hợp lý. Đồng thời, để tránh sử dụng lãng phí và bảo vệ nguồn nước, pháp luật nước ta có nhiều quy định khác nhau nhằm bảo vệ nguồn nước. Trong đó, nước dưới đất là nguồn nước có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người như: Góp phần làm ổn định dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông, cố định các phần lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất, phục vụ nhu cầu  ăn uống, sinh hoạt của con người, duy trì sự sống cho các loại động thực vật trên toàn thế giới…

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 thì nước dưới đất được hiểu là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.

Bên cạnh đó, Luật Tài nguyên nước 2012 còn quy định bảo vệ nguồn nước dưới đất, cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng;

Thứ hai, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất;

Thứ ba,  những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký biến động đất đai trường hợp giải quyết tranh chấp 

Xử phạt hành vi vi phạm quy định hạn chế khai thác nước dưới đất
Xử phạt hành vi vi phạm quy định hạn chế khai thác nước dưới đất

QUY ĐỊNH VỀ VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Căn cứ theo Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 NĐ 167/2018/NĐ-CP thì Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu và khoanh định các vùng, khu vực hạn chế khai thác trên địa bàn; phân loại, tổng hợp các khu vực hạn chế, vùng hạn chế và xác định các biện pháp hạn chế khai thác; lập Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Bên cạnh đó, danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bao gồm danh sách từng vùng, từng khu vực hạn chế trong vùng đó. Mỗi vùng, mỗi khu vực hạn chế phải bao gồm các nội dung chủ yếu, cụ thể:

1) Diện tích hạn chế khai thác;

2) Phạm vi hành chính hạn chế khai thác;

3) Phạm vi chiều sâu, tầng chứa nước hạn chế khai thác (nếu có);

4) Các biện pháp hạn chế khai thác áp dụng.

Trên cơ sở Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 2 Điều 11 NĐ 167/2018/NĐ-CP sẽ lập Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện được kết quả khoanh định các khu vực, vùng hạn chế và các nội dung thông tin chủ yếu của từng khu vực, từng vùng hạn chế thuộc Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình theo hệ tọa độ VN2000, có tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:10.000 phù hợp với từng địa phương.

Trường hợp phạm vi khu vực, vùng hạn chế có liên quan đến địa phương khác thì Sở Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 11 NĐ 167/2018/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo tới Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan để khoanh định, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để đôn đốc, chỉ đạo.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật mới nhất 2022 

Quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
Quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM VỀ VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Theo Điều 4 NĐ 36/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt chính là một trong các hình thức sau đây: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 500.000.000 đồng.

Căn cứ theo khoản 8 Điều 22 về vi phạm các quy định bảo vệ nguồn nước theo NĐ 33/2020/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký biến động đất đai trường hợp giải quyết tranh chấp

Đồng thời, căn cứ theo điểm b khoản 11 Điều 22 NĐ 36/2020/NĐ-CP thì biện pháp khắc phục hậu quả:

Thứ nhất, buộc phá dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2 Điều 2 NĐ 04/2022/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP);

Thứ hai, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 22 NĐ 36/2020/ND-CP trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710