zalo-icon
phone-icon

Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước

Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước như thế nào? Hãy cũng Luật Thành Công tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước

Người lao động sẽ được hưởng những chế độ, chính sách, đãi ngộ như sau khi làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có ký hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

– Những công việc khi đối tượng ký hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước gồm:

  • Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
  • Lái xe;
  • Bảo vệ;
  • Vệ sinh;
  • Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
  • Nấu ăn tập thể, tạp vụ, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,…

Đây là những công việc cụ thể mà người lao động làm tại cơ quan nhà nước, nó mang tính chất như các công việc mà người lao động làm trong các doanh nghiệp khác, nhưng, tùy từng công việc làm trong cơ quan nhà nước sẽ có những nội quy, nguyên tắc, quy chế riêng đối với công việc đó. Bên cạnh đó, người lao động vẫn được hưởng những quyền cơ bản theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 khi làm ở doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan nhà nước.

– Điều kiện để làm việc và được hưởng chế độ

Người lao động cần đảm bảo các điều kiện sau: đảm  bảo sức khỏe để thực hiện các yêu cầu của công việc; lý lịch phải rõ ràng, phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận; phải có đủ năng lực và trình độ để hoàn thành công việc, tùy vào từng công việc mà cơ quan yêu cầu, người lao động ký hợp đồng phải xuất trình những giấy tờ, chứng chỉ, văn bằng để có thể đảm nhận được công việc trong hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, người lao động cần phải đảm bảo điều kiện không có thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, không chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, không trong thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh, không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định có liên quan đến công việc mà người lao động ký kết hợp đồng.

Có thể thấy, do tính chất của cơ quan nhà nước là nghiêm túc, thể hiện rõ ràng trong quá trình làm việc, vậy nên người làm việc trong cơ quan nhà nước phải có những tiêu chuẩn nhất định. Đây được xem là điểm khác biệt rõ ràng, cụ thể nhất khi người lao động tham gia làm việc ở cơ quan nhà nước.

– Chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu khi làm việc tại cơ quan nhà nước

Chế độ tiền lương và phụ cấp được tính theo các trường hợp sau: theo thỏa thuận (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, thời vụ); theo hệ số lương mà Nhà nước đã quy định (đối với các hợp đồng lao động không xác định thời hạn); theo đặc thù tính chất công việc mà người lao động được hưởng chế độ phụ cấp nhất định như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp

Chế độ khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu: người lao động có thể được hưởng theo thỏa thuận hay theo hệ số lương mà Nhà nước quy định căn cứ vào chế độ tiền lương được hưởng.

Có thể thấy, những người làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ được hưởng các quyền lợi (tiền lương) và các chính sách hỗ trợ khác (phụ cấp làm thêm),… Lương và phụ cấp được xác định phụ thuộc vào tính chất cũng như năng lực làm việc trong quá trình thực hiện công việc của người lao động.

– Ký kết hợp đồng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 về loại hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các nội dung sau đây

  • Thứ nhất là hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Thứ hai là hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Xem thêm: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng lao động

Ba loại hợp đồng được nêu bên trên là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng).

Có thể thấy, ở bất kì công việc nào cũng phải cần có hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động tạo điều kiện để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong mối quan hệ lao động, nhằm ràng buộc quá trình thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên đã ký kết hợp đồng. Sau khi thỏa thuận về quá trình, cách thức thực hiện công việc, các bên sẽ ký kết hợp đồng lao động theo nội dung quy định của pháp luật (có thể là hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc là hợp đồng lao động không xác định thời hạn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên đã ký kết).

Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước
Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước

Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền giữa các bên tham gia trong quan hệ lao động, đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đã quy định. Khi đáp ứng đủ các điều kiện, thì người lao động và người sử dụng lao động có thể đơn phương tiến hành chấm dứng hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước, nhưng cần phải báo trước mà không phải chịu hình thức xử phạt cũng như bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019, đây là điều kiện để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động khi đơn vị sử dụng lao động có thay đổi về cơ cấu công nghệ hay vì lý do kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu công nghệ, thay đổi một phần hoặc tất cả máy móc, quy trình, thiết bị công nghệ hiện đại có năng suất lao động tốt hơn từ đó dẫn đến việc sử dụng lao động ít hơn. Ngoài ra, về lý do về kinh tế, đơn vị sử dụng lao động có thể rơi vào khủng hoảng, suuy thoái kinh tế, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nên kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2019 để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp động (theo quy định của pháp luật) đối với trường hợp khi đơn vị sử dụng lao động phân chia, hợp nhất, sáp nhập, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã. Vậy khi đó, người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng lại người lao động để tạo khả năng tối đa tiếp tục sử dụng người lao động vào các công việc làm mới. Trường hợp không giải quyết được việc làm mới thì phải cho người lao động thôi việc.

Người lao động cũng có quyền tương tự là có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bên phía người sử dụng lao động theo đúng quy định pháp luật đã quy định đó  là thông báo cho bên người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 15 ngày theo quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710