zalo-icon
phone-icon

Quy định về thời gian nâng bậc lương

Theo quy định của pháp luật Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, thời gian nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-BLĐTBXH thì điều kiện về thời gian để xét nâng bậc lương là thời gian giữ ngạch công chức của công chức và thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức của viên chức là bắt buộc để xét nâng bậc lương đối với công chức và viên chức.

Quy định tại điểm 1 Điều 5 quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động thì theo đó khoảng thời gian xét nâng bậc lương đối với công chức, viên chức giữ ngạch, các chức danh loại A3, A2, A1, A0 là 3 năm đủ 36 tháng và đối với công chức, viến chức giưc ngạch với các chức doanh loại B, C, nhân viên thừa hành, phục vụ là 2 năm đủ 24 tháng.

  • Tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-BLĐTBXH thì các khoảng thời gian dưới đây cũng được để xét nâng bậc lương:
  • Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống trong thời gian giữ bậc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
  • Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
  • Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
  • Ngoài ra thì các trường hợp khoảng thời gian dưới đây sẽ không được tính để xét nâng bậc lương:
  • Thời gian nghỉ việc cá nhân không hưởng lương.
  • Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ngoài nước vượt quá thời hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điều 6 của quy chế.
  • Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
  • Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện nay, đã có các thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của những cấp có thẩm quyền về công chức, viên chức, người lao động đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên so với quy định của pháp luật như dưới đây:

  • Kéo dài 12 tháng đối với trường hợp như sau:

+ Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

  • Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:

+ Công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo.

+ Công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

+ Kéo dài 03 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài.

Trường hợp công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 6  Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ ngay Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710