zalo-icon
phone-icon

Thủ tục thành lập công ty vận tải

Trong thời công nghiệp hóa hiện đại hiện như ngày nay, các nhu cầu sử dụng hàng hóa vận tải trong lĩnh vực dịch vụ về vận chuyển hàng hóa ngày tăng nhanh. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm và lấn sân vào thị trường vận tải.

Tuy nhiên, kinh doanh vận tải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên buộc doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo đảm trong quá trình hoạt động của mình, nhất là từ khâu thủ tục thành lập công ty vận tải.

Đơn vị kinh doanh vận tải trong đó bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải là trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý trong đó bao gồm

  • Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung ở Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư,
  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP trong đó quy định về kinh doanh và điều kiện về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Theo Khoản 20 Điều 4 của Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể thì: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn được biết đến là giấy phép thành lập doanh nghiệp là văn bản, có thể là bản điện tử Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp trong đó ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, giấy phép kinh doanh vận tải chính là văn bản hoặc bản điện tử do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Thành lập công ty vận tải
Thành lập công ty vận tải

Mở công ty vận tải cần những gì?

  • Đầu tiên, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Thứ hai là lựa chọn lọai hình dịch vụ kinh doanh trong đó có thể kể đến như: Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định hoặc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi và kinh doanh vận tải hành khách dựa theo hợp đồng không theo tuyến cố định, kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng xe ô tô và cuối cùng là kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
  • Sau đó chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thành lập công ty.

Xem thêm: Muốn thành lập công ty cần những gì?

Những ai có thể thành lập công ty vận tải?

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, đơn vị kinh doanh vận tải được xác định gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản hoặc có trụ sở giao dịch được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo (khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Doanh nghiệp bao gồm các loại hình sau đây

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
  • Công ty cổ phần,
  • Công ty hợp danh,
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Hợp tác xã

Cụ thể, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu có tư cách pháp nhân và do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập hợp tác tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã (khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012).

Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên để làm đại diện hộ kinh doanh. Trong đó, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh và người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh theo quy định (khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Như vậy, chủ thể có quyền thành lập công ty vận tải khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định pháp luật có quyền thành lập công ty vận tải gồm có: Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Những ai có thể thành lập công ty vận tải
Những ai có thể thành lập công ty vận tải

Thủ tục thành lập công ty vận tải

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty vận tải trong đó cần phải có:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và dự thảo Điều lệ doanh nghiệp.
  • Trong đó danh sách thành viên công ty vận tải là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Ngoài ra, cần chuẩn bị bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ tùy thân như: Về Cá nhân: CMND hợp lệ hoặc hộ chiếu, chứng minh nhân dân, hoặc tổ chức phải có giấy phép kinh doanh cho tổ chức và kèm theo giấy tờ tùy thân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty vận tải

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập công ty vận tải Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 
  • Hình thức: nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời hạn giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ là 03 ngày làm việc.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty logistics hiện nay là gì?

Bước 3: Khắc dấu và đăng công bố thông tin công ty vận tải

  • Công ty vận tải có quyền tự mình quyết định về hình thức, số lượng cũng như nội dung con dấu. Việc khắc dấu của công ty vận tải phải được thực hiện bởi cơ sở đủ điều kiện và đã được cấp phép.
  • Thông tin công bố nội dung đăng ký công ty vận tải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký và nộp phí công bố nội dung đăng ký được thực hiện tại thời điểm công ty vận tải nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty vận tải không được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty vận tải sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Thành lập công ty vạn tải
Thành lập công ty vạn tải

Thông tin cần chuẩn bị để thành lập công ty vận tải 

Theo đó đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

Trong đó nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm những thông tin như: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, người đại diện theo pháp luật và các hình thức kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với công ty vận tải bao gồm:

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng năm 2022 của Chính phủ, bản sao văn bằng và chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải, bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý và theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hay vận tải hành khách bằng xe buýt hoặc vận tải hành khách bằng xe taxi và vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty xây dựng hiện nay là gì?

Một số thủ tục liên quan

Ngoài những thủ tục nêu trên, công ty của bạn cần thực hiện thủ tục hoàn tất các nghĩa vụ về thuế bao gồm:

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Thông báo về số tài khoản với Cơ quan nhà nước; mua chữ ký số;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp thuế điện tử;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710