zalo-icon
phone-icon

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo Quy định [Mới nhất 2022]

Việc xin giấy phép xây dựng là việc bắt buộc đối với các công trình, nhà ở trên địa bàn quốc gia Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn cấp giấy phép. Việc cấp giấy phép xây dựng có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định của pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, đây còn là căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm xảy ra trên thực tế về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công; đăng ký sở hữu và việc sử dụng công trình theo quy định của pháp luật. Vậy giấy phép xây dựng là gì? Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng? Hồ sơ xin giấy phép xây dựng như thế nào?

Giấy phép xây dựng là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy phép xây dựng được hiểu như sau:

Giấy phép xây dựng được hiểu là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo một biểu mẫu nhất định xác nhận việc cá nhân, tổ chức được phép xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Giấy phép xây dựng là công cụ để tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt, thông qua việc này xác định được người nào xây dựng đúng hay không đúng theo quy hoạch.

Trên thực tế thì giấy phép xây dựng có thể được quy định khác nhau giữa các quốc gia để phù hợp với thực tiễn tại quốc gia đó. Đối với Việt Nam các thủ tục xin cấp giấy phép được xây dựng được quy định của Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì giấy phép xây dựng được quy định như sau: Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, giấy phép xây dựng được cấp cho chủ đầu tư khi xây dựng công trình mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc để di dời công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 18, khoản 19 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì giấy phép xây dựng chính là căn cứ pháp lý giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế đô thị được phê duyệt trên thực tế.

Cũng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 thì ngoài trường hợp được miễn cấp Giấy phép xây dựng thì đa số các công trình xây dựng còn lại đều phải xin Giấy phép xây dựng mới có thể đi vào xây dựng công trình. Giấy phép xây dựng chính là văn bản bảo đảm tính pháp lý cho công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời.

Tham khảo thêm thông tin: Tiểu mục 1603 là gì? Cách tính thuế đất phi nông nghiệp 

Trường hợp nào phải xin cấp giấy phép xây dựng?

Chủ đầu tư thực hiện hoạt động thi công xây dựng công trình không thuộc vào các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 thì chủ đầu tư các công trình đó phải chuẩn bị hồ sơ xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định mới nhất

Căn cứ vào Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng), Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp phép các trường hợp dưới dây:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của các cơ quan chuyên môn này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng có thể bị thu hồi giấy phép nếu thuộc vào các trường hợp như sau:

Thứ nhất, Giấy phép xây dựng được các cơ quan có thẩm quyền cấp không đúng theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai so với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công xây dựng công trình mà chủ đầu tư xây dựng có những vấn đề khác phát sinh về điểu chỉnh, thay đổi quy mô hoặc có vấn đề nào khác đối với giấy phép xây dựng thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép xây dựng đó. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 thì quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng tùy vào từng trường hợp cụ thể thuộc thẩm quyền của các cơ quan sau:

Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đó.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Tìm hiểu thêm: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Nguyên tắc quy hoạch đất 

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Theo quy định tại nghị định 53/2017/NĐ-CP thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm như sau:

Đối với công trình nhà đô thị

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm là:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất theo tỷ lệ 1/50 – 1/500 theo sơ đồ vị trí của công trình xây dựng;
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đầu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin theo tỷ lệ 1/50 – 1/200;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng theo tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch 1/500

Phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định trong trường hợp thiết kế xây dựng của công trình xây dựng và các bản vẽ thiết kể là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kể xây dựng.

Bên cạnh đó, nếu công trình xây dựng có công trình xây dựng liền kề thì cần phải làm bản cam kết để bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.

Nếu là công trình xây dựng có chen tầng hầm thì phải bổ sung thêm bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính của văn bản chấp nhận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận công trình này.

Đối với công trình nhà nông thôn

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm là:

  • Đơn xin cấp phép xây dựng theo mẫu quy định;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã;
  • Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình xây dựng trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà tự vẽ.

Phí giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC thì mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ của người dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 đồng/giấy phép;
  • Công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép;
  • Mức thu gia hạn đối với giấy phép xây dựng: 10.000 đồng.

Phí xây dựng nhà ở được tính theo tỉ lệ phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị của công trình xây dựng đó.

Xem thêm: Quản lý đất đai là gì? Cơ quan quản lý đất đai bao gồm

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Sau khi chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng thì trong thời hạn 12 tháng, nếu công trình xây dựng đó chưa khởi công thì người xin giấy phép xây dựng đó phải xin gia hạn giấy phép xây dựng trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép hết thời hạn. Mặt khác, giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn đúng 1 lần.

Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 0931 060 668 tại Luật Thành Công để biết thêm chi tiết.

thành lập công ty nước ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710