zalo-icon
phone-icon

Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất được chia theo thời điểm và được thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất. Vậy quy hoạch sử dụng đất là gì? Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là như thế nào?

Quy hoạch sử đụng đất là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”

Như vậy có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất là hoạt động lập kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương cụ thể theo hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất, mục đích sử dụng đất và việc quy hoạch sử dụng đất được chia thành từng kỳ. Đất quy hoạch chính là mảnh đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất. Một vài ví dụ cụ thể như: quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông, quy hoạch xây dựng khu dân cư và các loại quy hoạch đất đai khác.

Theo đó có thể thấy việc quy hoạch này được đưa ra để triển khai chính sách, phát triển kinh tế địa phương, nhằm đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả nhất và đây cũng là tiền đề để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện việc đền bù về đất, chi phí khác về đất cho người dân khi thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch sử đụng đất là gì?
Quy hoạch sử đụng đất là gì?

Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất Đai năm 2013 như sau:

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm được tính đặc thù, liên kết của các vùng; việc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
  • Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ;
  • Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, các ngành, lĩnh vực và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
  • Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Khi lập quy hoạch sử dụng đất thì các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đảm bảo được sự liên kết giữa các vùng miền, đáp ứng về đặc thù của đất của từng địa phương. Khi lâp quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện thì phải thực hiện luôn quá trình, nội dung sử dụng đất ở cấp xã, bởi vì cấp huyện là cấp thấp nhất thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất, nên khi lập quy hoạch sử dụng đất thì phải lập luôn quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã.

Ngoài ra khi lập quy hoạch sử dụng đất cần phải bảo vệ và đảm bảo được đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất dùng trồng lúa nhằm đảm bảo được đảm bảo được hệ sinh thái tự nhiên, an ninh lương thực quốc gia cũng như biến đổi khí hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo được việc sử dụng đất của các địa phương, giữa các nghành, các lĩnh vực cũng như quỹ đất hiện còn của quốc gia để sử dụng sao cho triệt để, hiệu quả mà còn tiết kiệm nguồn đất.

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất

Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian mà mỗi cấp chính quyền từ trung ương cho tới địa phương, xây dựng chiến lược từ chung nhất đến cụ thể nhất để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai năm 2013 là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất của quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và của cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất

Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định tại Điều 51 Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:

Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau:

  • Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
  • Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
  • Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
  • Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
  • Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
  • Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
  • Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.

Các hình thức quy hoạch đất

Các dự án quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định pháp luật. Theo đó, các hình thức lập quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:

  • Quy hoạch tổng thể quốc gia: Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, là một trong những loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng quy hoạch theo vùng và liên kết vùng của lãnh thổ. Các lãnh thổ thuộc quy hoạch có thể là đất liền hoặc quần đảo, các đảo, vùng trời và vùng biển.
  • Quy hoạch không gian biển quốc gia: Một trong các loại quy hoạch phổ biến khác là quy hoạch không gian biển quốc gia. Mặc dù cũng là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia, nhưng sự phân vùng này sẽ cụ thể và rõ ràng hơn. Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ quan chức năng tập trung phân bố, sắp xếp các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, vùng biển, vùng trời và các đảo, quần đảo thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Cũng tương tự như các loại quy hoạch kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia cũng được hiểu là quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Đối với quy hoạch này sẽ bao gồm các địa phương, các vùng đất đai cho các ngành và lĩnh vực tiềm năng đất đai. Có thể thấy rằng những vùng đất được khai thác, sử dụng cho mục đích, lợi ích quốc gia thì không được phép tự ý mua bán, chuyển nhượng, cũng không được thi công, xây dựng.
  • Quy hoạch ngành quốc gia: Quy hoạch ngành cấp quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Theo đó, quy hoạch này được thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng trên cả nước với điều kiện là có liên quan đến cơ cấu hạ tầng. Ngoài ra, loại hình quy hoạch này còn rất chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên hợp lý. Đồng thời, đảm bảo được việc bảo vệ môi trường cũng như sự đa dạng sinh học.
  • Quy hoạch tỉnh: Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Đối với quy hoạch này, hướng đến việc phân bố, sắp xếp hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị và nông thôn.
  • Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành: Ngoài các loại quy hoạch ở trên thì hiện nay tại Việt Nam còn có loại hình quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Đối với loại quy hoạch này thì được áp dụng với quy hoạch ở cấp quốc gia, vùng hay tỉnh theo quy định.

Có thể bạn đọc quan tâm: Quản lý đất đai là gì?

Hệ thống quy hoạch sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai năm 2013 thì hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm các cấp như sau:

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
  • Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Tìm hiểu thêm: Kế hoạch sử dụng đất

Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.

Hy vong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về quy hoạch sử dụng đất là gì? Và những vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Nếu còn câu hỏi thắc mắc hay vấn đề chưa được giải đáp hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710