zalo-icon
phone-icon

Quy hoạch đô thị là gì?

Các chương trình quy hoạch đô thị giúp các địa phương xác định mục tiêu và phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai. Vậy quy hoạch đô thị là gì? Loại đồ án quy hoạch được quy định như thế nào?

Quy hoạch đô thị là gì?

Theo khoản 4 và khoản 6 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đồ án quy hoạch đô thị có thể được hiểu là một tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, thuyết minh, mô hình và các quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Ngoài ra, hiểu một cách cụ thể hơn thì quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở nhằm mục đích xây dựng một môi trường sống thích hợp cho những cư dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị là gì?
Quy hoạch đô thị là gì?

Nội dung quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị bao gồm các quy trình khoa học, kỹ thuật như: Dự đoán sự gia tăng dân số, phân vùng, phân tích địa lý và lập bản đồ, khảo sát nguồn cung cấp nước, phân tích không gian công viên, xác định các mô hình giao thông, phân bổ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhận biết nhu cầu cung cấp thực phẩm và phân tích tác động của việc sử dụng đất.

Nếu bạn quan tâm đến thuật ngữ kỹ thuật sử dụng phổ biến trong quy hoạch đô thị, kiến ​​trúc và bất động sản, mời bạn đọc thêm Quy hoạch 1/500, Quy hoạch 1/2000

Quy chuẩn xây dựng đo thị và các quy định khác gắn liền với quy hoạch đô thị được thực hiện bằng cách điều chỉnh việc xây dựng thành phố được từ cấp độ cá nhân. Các phương pháp luận về thực thi bao gồm phân vùng của chính phủ, quy tắc xây dựng và quyền lập kế hoạch, cũng như các thỏa thuận riêng tư và các giao ước hạn chế.

Sự can thiệp của các cơ quan quy hoạch đô thị được yêu cầu trong nhiều trường hợp, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến việc tiếp cận với nước thải, nước hoặc phương tiện giao thông.

Cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở, tổ chức không gian công cộng, di chuyển đô thị, quyền đô thị và các chương trình thể chế đòi hỏi sự hỗ trợ cho chính quyền địa phương liên quan đến quản lý không gian hoặc cung cấp dịch vụ công cộng.

Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị

Để lập một đồ án quy hoạch đô thị cần phải dựa trên các điều kiện được quy định tại Điều 24 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, cụ thể như sau:

  • Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn đã được phê duyệt.
  • Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
  • Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.
  • Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn có thẩm quyền khảo sát, đo đạc lập.
  • Tài liệu, số liệu về kinh tế – xã hội của địa phương và các ngành có liên quan.

Các loại quy hoạch đô thị

Theo  Khoản 1 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 thì quy hoạch đô thị được phân thành 3 loại chính:

  • Quy hoạch chung được lập cho thị trấn, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đô thị mới. Trong đó quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương sẽ cụ thể hóa quy hoạch của tỉnh, được lập ra về công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian và nhà ở tại các thành phố trực thuộc trung ương.
  • Quy hoạch phân khu được lập cho đô thị mới, thị xã và các khu vực trong thành phố.
  • Quy hoạch đô thị chi tiết được lập cho các khu vực có nhu cầu đầu tư xây dựng, yêu cầu phát triển hoặc quản lý đô thị.

Có thể bạn quan tâm: Trưng dụng đất

Vai trò quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị giữ vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường thì vai trò của việc quy hoạch đô thị càng được nâng cao và dần khẳng định rõ rệt:

  • Quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về kiến trúc, không gian làm nền tảng cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, cải tạo xây dựng đô thị mới, phát triển cơ sở hạ tầng;
  • Quy hoạch đô thị là công cụ không những chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị dựa trên cơ sở phản ánh chính xác nền kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế và xã hội;
  • Quy hoạch đô thị có tác dụng thúc đẩy hệ thống nhằm cung cấp bền vững, đầy đủ, quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng trên cơ sở thương mại hóa các dịch vụ này;
  • Quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, mua bán, điều chỉnh và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.

Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội thì hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô dân số đô thị. Quy hoạch đô thị đã thực sự góp phần tạo ra 70% nguồn lực trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống hạ tầng xã hội và kể cả khu vực nông thôn đang từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại.      

Như vậy, có thể thấy quy hoạch đô thị có nhiều chức năng mà trong đó chức năng tạo lập không gian kiến trúc chỉ là một chức năng mang tính vật thể. Còn những chức năng khác mang tính kinh tế – xã hội rộng lớn. Chính những chức năng phi vật thể này mới là điều quan trọng quyết định chiều hướng phát triển đô thị mà kiến trúc là hình thái biểu hiện bên ngoài.

Những lưu ý khi lập quy hoạch đô thị

Khi thực hiện quy hoạch đô thị thì phải lưu ý đến một số nguyên tắc nhất định. Để đảm bảo cho quá trình quy hoạch đô thị cần thực hiện theo 4 nguyên tắc chính được quy định tại Điều 14 Nghị định 37/2010 NĐ-CP như sau:

  • Các thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn, thị xã, khu đô thị mới phải được lập bảng quy hoạch đô thị chung. Ngoài ra cũng phải đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.
  • Các khu vực trong thị xã, thành phố phải được lập quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa những quy định chung, đây sẽ là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết và làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng.
  • Các khu vực trong thị trấn, thị xã, thành phố khi thực hiện đầu tư xây dựng phải có kế  hoạch chi tiết để cụ thể hóa các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung. Đây là cơ sở để cấp phép xây dựng và lập các dự án đầu tư xây dựng.
  • Với các dự án đầu tư xây dựng được một chủ đầu tư tổ chức thực hiện quy mô nhỏ hơn 5ha có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không cần phải làm thêm bản quy hoạch chi tiết. Đồng thời phải đảm bảo được sự phù hợp với không gian kiến trúc với khung vực xung quanh và đầu nối hạ tầng kỹ thuật.

Hy vong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được quy hoạch đô thị là gì? Nếu còn vướng mắc hay cần giải đáp điều gì hãy liên hệ ngay đến hotline để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710