zalo-icon
phone-icon

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất là gì? Quy trình thu hồi đất như thế nào? Luật sư sẽ tư vấn và phân tích cụ thể các quy định pháp luật của Việt Nam về chính sách thu hồi đất và thiệt hại do thu hồi đất, cũng như các quy định pháp luật mới nhất hiện hành về thu hồi đất và đăng ký sổ đỏ (hủy bỏ).

Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất là gì?
Thu hồi đất là gì?

Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn đối với mỗi quốc gia không chỉ về mặt kinh tế – chính trị – xã hội mà còn có giá trị nằm ở mặt an ninh – quốc phòng, đất đai góp phần khẳng định vị trí, bờ cõi của một quốc gia đang tồn tại trên trái đất này.

Chính vì thế việc bảo vệ đất đai, lãnh thổ là việc được Chính phủ ưu tiên hàng đầu và việc sử dụng đất đai với mục đích gì cũng cần được xem xét một cách cẩn trọng.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhân dân và Nhà nước đóng vai trò quản lý, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng đất nước và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng mà Nhà nước có thể thu hồi quyền sử dụng đất của người dân để phục vụ cho những công việc cần thiết.

Vậy thu hồi đất là gì? Thì tại Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 giải thích rằng: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

Chiếu theo điều luật trên có thể thấy ngoài việc thu hồi đất để phục vụ cho công việc liên quan đến kinh tế – xã hội, an nguy quốc gia thì những chủ sở hữu đất vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai cũng sẽ bị thu hồi đất, đây được xem như là một hình phạt thích đáng dành cho người vi phạm pháp luật.

Các trường hợp thu hồi đất

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về các trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất gồm có:

  • Vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Có thể bạn quan tâm: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh

  • Do vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai;
  • Do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.

Tìm hiểu thêm các trường hợp bị thu hồi đất tại Khái niệm và những quy định của pháp luật về thu hồi đất

Thẩm quyền thu hồi đất

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất được quy định chi tiết tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • UBND cấp tỉnh: đối với những tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • UBND cấp huyện: đối với những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện nếu trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và cấp huyện.

Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất và gửi đến người sử dụng đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực đồng thời thông báo với phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư.

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất

UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất.

Nếu người sử dụng đất không phối hợp thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu vẫn không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế người sử dụng đất thực hiện.

Kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất
Kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã lấy ý kiến của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Biên bản lấy ý kiến phải có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện người có đất bị thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã tổ chức đối thoại đối với trường hợp có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Phê duyệt, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến người có đất thu hồi.

Bước 6: Tổ chức chi trả tiền bồi thường

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận khoản tiền bồi thường, hỗ trợ thì khoản tiền này được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Nếu chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, thì người có đất thu hồi còn được thêm một khoản tiền bằng với mức tiền chậm nộp tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Người sử dụng đất được bồi thường mà chưa hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ được trừ vào số tiền được bồi thường.

Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất

Căn cứ theo Điều 71 Luật Đất đai 2013 có quy định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ các điều kiện:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất dù đã được vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung khu dân cư;
  • Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.

Quý độc giá có thể tìm hiểu thêm về Luật đất đai tại đây

Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức việc thực hiện quyết định trên.

Trên đây là những thông tin mà Luật Thành Công gửi đến Quý độc giả nhằm giúp mọi người hiểu và biết được thu hồi đất là gì? và những điều có liên quan đến thủ tục thu hồi đất.

Để xem thêm những bài viết về pháp luật hay thủ tục pháp lý,… Quý độc giả vui lòng truy cập trang web: luatthanhcong.com hoặc liên hệ đến số hotline: 1900.633710 để được tư vấn chi tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710