zalo-icon
phone-icon

Luật đất đai và những điều cần biết

Đất là loại tài nguyên quan trọng, quý báu của mỗi Quốc gia, đất cho con người chỗ ở, nơi canh tác,… do vậy ngay từ những ngày đầu, cơ quan lập pháp nước ta đã vô cùng chú trọng xây dựng luật đất đai. Tuy nhiên để hiểu rõ nội dung chi tiết và cách áp dụng Luật đất đai, trước tiên mời bạn đọc cùng Hãng Luật Thành Công làm rõ Khái niệm luật đất đai.

Luật đất đai là gì?

Tùy nhóm đối tượng mà khái niệm luật đất đai được hiểu theo các khía cạnh khác nhau:

  • Đối với giới nghiên cứu luật học, cụ thể như sinh viên Luật, giảng viên Luật hay Luật sư,… khái niệm luật đất đai thông thường được hiểu là một ngành  luật.

Dưới góc độ là ngành luật, Luật đất đai sẽ có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Hay nói cách khác ngành luật đất đai sẽ có nhóm quan hệ xã hội chuyên biệt để điều chỉnh, những chủ thể thuộc nhóm quan hệ xã hội này sẽ chịu sự điều chỉnh và quản lý của Luật đất đai bởi nhiều phương pháp và cách thức khác nhau

  • Đối với những người xây dựng chính sách, doanh nghiệp, người dân,… khái niệm Luật đất đai thông thường được hiểu là văn bản pháp luật. 

Dưới góc độ là văn bản pháp luật, Luật đất đai được hiểu là văn bản quy phạm pháp luật, có chứa các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định. 

Tuy nhiên, dù nghiên cứu khái niệm Luật đất đai dưới phương diện nào, ta đều nhận thấy điểm chung rằng: sự phát triển của Luật đất đai sẽ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Tóm lại: Để hiểu một cách rộng toàn diện hơn, khái niệm Luật đất đai chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất, từ đó tạo thành một ngành luật quan trọng được áp dụng hiệu quả trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. 

Tham khảo thêm: Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Khái niệm luật đất đai
Khái niệm luật đất đai

Các văn bản Luật đất đai

Cùng với sự phát triển các quy định chung về đất đai tại Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 Luật đất đai cũng đã có sự điều chỉnh các quy định chi tiết khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai, để từ đó xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất một cách phù hợp, hiệu quả nhất. 

Luật đất đai là văn bản Luật do Quốc Hội ban hành, có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống văn bản Pháp Luật về đất đai.

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Xác Lập Quyền Sử Dụng Hạn Chế Thửa Đất Liền Kề

Trong đó, từ những năm 1987 Luật đất đai đã được chủ trương xây dựng, Qua nhiều lần chỉnh lí, sửa đổi, tiếp thu ý kiến từ người dân qua các cuộc trưng cầu dân ý  ngày 29/12/1987, văn bản Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra đời, do Chủ tịch hội đồng Nhà nước lệnh công bố ngày 08/01/1988, được gọi ngắn gọn với tên gọi là Luật đất đai năm 1987. 

  • Luật đất đai năm 1987 ra đời là cột mốc đánh dấu một thời kỳ mới của Nhà nước ta trong việc quản lý đất đai bằng quy hoạch và pháp luật. Tuy nhiên văn bản này vẫn mang nặng các dấu ấn của chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chưa xác định đầy đủ các quan hệ đất đai theo cơ chế mới.
  • Tiếp đến là Luật đất đai năm 1993 (Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993) là đạo luật thứ hai về đất đai của nhà nước ta, đến với đạo luật này các quan hệ đất đai được điều chỉnh một cách chính xác hơn, phù hợp với cơ chế thị trường mới, xoá bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất và xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. 
  • Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của nước ta, Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 đã được ban hành và thông qua với chức năng chính là luật hoá các quyền năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, đồng thời quy định rõ hình thức giao đất và cho thuê đất từ đó giúp xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
  • Đến với Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 việc khai thác quỹ đất, việc quản lý đất đai được quy định chặt chẽ, sát sao hơn.
  • Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của đất nước, các nhà lập pháp đã tiếp tục cho ra đời Luật đất đai năm 2003 với các quy định chi tiết hơn về quỹ đất công nghiệp, giúp đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 
  • Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại đây, quan hệ đất đai ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới do sự tác động của nền kinh tế thị trường. Do vậy ngày 29/11/2013 Quốc hội đã tiếp tục cho thông qua văn Luật đất đai năm 2013 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2014). Đạo luật này đã thể chế hoá quan điểm về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong đó Nhà nước giữ vai trò là người đại diện sở hữu và quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước, bên cạnh đó các quy định không còn phù hợp cũng đã được lược bỏ.  

Tìm hiểu thêm: Thủ Tục Đăng Ký Biến Động Đất Đai (Cấp mới Giấy chứng nhận) 

Các văn bản Luật đất đai
Các văn bản Luật đất đai

Nguyên tắc áp dụng luật qua các thời kỳ

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay để áp dụng tốt các quy định pháp luật đất đai vào đời sống, ta phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất: Việc áp dụng pháp luật cũng như xây dựng pháp luật đều phải dựa trên tinh thần chung rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu, không được lợi dụng pháp luật tư lợi chiếm đoạt đất.
  • Thứ hai: Phải đảm bảo áp dụng đúng, đầy đủ các quy định về quản lý đất đai theo quy hoạch, nhằm thúc đẩy sự phát triển đất nước.
  • Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
  • Thứ tư: Đảm bảo áp dụng pháp luật để sử dụng các quỹ đất một cách hợp lý và tiết kiệm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710