zalo-icon
phone-icon

Bảo hiểm xã hội và những điều cần biết

Trong thời kỳ kinh tế – xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, tính mạng, sức khỏe, quyền lợi người dân nói chung ngày càng được quan tâm, do vậy bảo hiểm xã hội cũng dần trở nên phổ biến hơn trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên để thực sự hiểu rõ Bảo hiểm xã hội là gì? Mời bạn đọc cùng Hãng Luật Quốc tế Thành Công tìm hiểu dưới đây 

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm những loại nào?

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội được chia làm 3 loại chính, bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động trường mầm non 

 Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Chế độ bảo hiểm xã hội vô cùng đa dạng, theo Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014, chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: 

(1). Bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

(2). Bảo hiểm xã hội tự nguyện

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

(3). Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Mức đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia là bao nhiêu?

Tùy từng giai đoạn và loại bảo hiểm xã hội mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ khác nhau, dưới đây ta tìm hiểu về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện đối với người lao động Việt Nam

Bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động Việt Nam Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022 là 30.5%, Từ ngày 01/7/2022 – 30/9/2022 là 31% và từ ngày 01/10/2022 đến nay là 32%.

Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội nêu trên đã bao mức đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động người lao động, mức đóng này có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể khác do Luật định.  Đồng thời cần lưu ý, mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. 

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau: 

  • Người lao động hằng tháng sẽ đóng BHXH bằng 22% mức thu nhập tháng (quỹ hưu trí và tử tuất);
  • Mức thu nhập tháng dùng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

Lưu ý: Mức đóng BHXH tự nguyện sẽ được điều chỉnh dựa vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

Tham khảo thêm: Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào? 

bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội và những điều cần biết

Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?

Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng thêm 6% từ tháng 7/2022 (Nghị định 38/2022/NĐ-CP) đã tác động đến mức tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm có 3 khoản sau:

  1. Mức lương;
  2. Phụ cấp lương;
  3. Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tìm hiểu thêm: Cách Xử Lý Một Số Tình Huống Về Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Được đóng BHXH theo những phương thức nào?

Các phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện được tự do lựa chọn phương thức đóng như: 

  • Đóng hàng tháng; 
  • Đóng 3 tháng một lần; 
  • Đóng 6 tháng một lần; 
  • Đóng 12 tháng một lần; 
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/ một lần 
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Các phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Gần tương tự phương thức đóng BHXH tự nguyện, đóng BHXH bắt buộc cũng có thể chia thành đóng hàng tháng hoặc đóng định kỳ 03, 06, 12 tháng một lần

Lưu ý: Đơn vị có trụ sở chính ở tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại cơ quan BHXH ở tỉnh đó.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bảo hiểm xã hội như một trợ lý, một người bạn giúp bạn tích lũy tiền của, khi gặp khó khăn bạn có thể sử dụng chúng, hay nói cách khác đóng bảo hiểm xã hội như việc đầu tư sinh lời chậm và bền vững.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội

Quyền và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội

Người tham gia BHXH có các quyền sau:

  •     Được cấp, được quản lý và nhận lại sổ BHXH khi không còn làm việc
  •     Được nhận lương hưu và trợ cấp một cách đầy đủ, kịp thời
  •     Được hưởng bảo hiểm y tế khi thuộc một trong các trường hợp Luật định về việc được hưởng BHYT
  •     Được tự do ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác chỉ cần người ủy quyền và người được ủy quyền đảm bảo các quy định Pháp luật về điều kiện và trình tự thủ tục ủy quyền có liên quan.
  •     Được cung cấp hoặc yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của mình.
  •     Đồng thời người tham gia BHXH còn được thực hiện khiếu nại, tố cáo và khởi kiện cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi bị xâm phạm quyền lợi BHXH theo quy định pháp luật.   

Bên cạnh quyền thì người tham gia BHXH có các trách nhiệm sau đây:

  •     Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật;
  •     Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
  •     Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có những trách nhiệm sau đây:

  •     Chủ động đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội và thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp;
  •     Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.

Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?

Cách 1: Tra  cứu thông tin tham gia BHXH trực tuyến bằng cách truy cập vào trang web:

https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx 

Cách 2: Tra cứu thông tin tham gia BHXH bằng ứng dụng vssid

Cách tra cứu này phù hợp cho những ai đã cài đặt và sử dụng được ứng dụng VssID do BHXH Việt Nam phát hành. 

Cách 3: Tra cứu thông tin tham gia BHXH bằng tin nhắn điện thoại 

Cách tra cứu này có thể dễ dàng thực hiện, chỉ cần có điện thoại để gửi tin nhắn văn bản, cước phí tra cứu cho mỗi tin nhắn là 1.000 đồng/tin nhắn.

Tuy nhiên, thông tin tra cứu qua điện thoại di động rất hẹp, ta chỉ có thể biết tổng thời gian tham gia BHXH hoặc trong khoảng thời gian mà không biết chi tiết khác như: Mức lương tính đóng BHXH bắt buộc, khoảng thời gian đã đóng,…

Cách 4: Liên hệ trực tiếp cơ quan mình theo đóng BHXH để xin thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710