Việc người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại để gọi điện, nhắn tin, chơi game trên đường không phải là hiếm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Vậy sử dụng điện thoại khi lái xe bị phạt như thế nào? Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe là bao nhiêu?
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe
Theo quy định của pháp luật, người dân khi tham gia giao thông thì không được sử dụng điện thoại. Trên thực tế, trong quá trình đang tham gia giao thông, người dân nếu có nhu cầu sử dụng hoặc công việc gấp cần sử dụng điện thoại thì phải tấp phương tiên di chuyến vào lề đường đồng thời dừng phương tiện và tiếp tục sử dụng điện thoại thì lúc đó mới đảm bảo an được sự toàn giao thông tuy nhiên trên thực tế ít khi người tham gia giao thông chọn cách an toàn này, đặc biệt là những tài xế xe ôm công nghệ. Vấn đề sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông là việc mà người đnag trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông ( như xe máy, ô tô…) đang di chuyển phương tiên giao thông trên đường mà vẫn sử dụng thiết bịđiện thoại di động.
Những hành vi sử dụng điện thoại trong khi tham gia giao thông là một trong những hành vi có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn giao thông rất cao tại Việt Nam. Bởi vì khi người tham gia giao thông sử dụng điện thoại ( cụ thể à những hành vi như nghe cuộc gọi, lướt web, lướt facebook, nhắn tin…), lúc đó người đang điều khiển và tham gia giao thông không thể nào có thể tập trung lái xe. Đồng thời, người tham gia giao thông sẽ không tập trung và thiếu chú ý quan sát, không thể làm chủ được tốc độ và cách xử lý tình huống không được nhanh nhạy vì vậy sẽ gây ra tai nạn giao thông.
Căn cứ tại khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về nội dung sử dụng điện thoại khi lái xe là một trong những hành vi không được thực hiện, như sau:
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
- a) Đi xe dàn hàng ngang;
- b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Từ những quy định của pháp luật nêu trên, hành vi người tham gia giao thông xử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt dối với người tham gia giao thông mà có hành vi vi phạm về lỗi xử dụng điện thoại khi lái xe.
Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết mới nhất 2023 – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Mức phạt đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô
Căn cứ theo điểm a khoản 4 và điểm b điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm c, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô
Đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô hoặc các loại xe tương tự xe ôtô có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì căn cứ vào quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) tùy theo tính chất và mức dộ nghiêm trọng của sự vi phạm. Thêm vào đó, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính bằng cách phạt tiền thì người điều khiển xe ôtô hoặc các loại xe tương tự xe ôtô có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng trong trường hợp người đó thực hiện hành vi vi phạm mà gây ra việc tai nạn giao thông.
Mức phạt đối với lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy, mô tô
Căn cứ theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy, mô tô
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Xem thêm: Mẫu kế hoạch công việc bằng Excel hiệu quả, mới nhất 2023 – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Mức phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng điện thoại di động.
Từ những quy định của pháp luật nêu trên, trong quá trình khi tham gia giao thông thì người đang điều khiển xe tham gia giao thông không được sử dụng điện thoại bằng bất cứ trường hợp nào và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, việc quy định như vậy nhằm tránh trường hợp người dân có hành vi vi phạm, sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.
Xem thêm: Chi tiết 12 điểm mới về mức phạt vi phạm giao thông
Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông
Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện đang tham gia giao thông sẽ khiến người lái xe mất tập trung, mất ổn định và khó duy trì khoảng cách với các phương tiện đi trước hoặc khi có tình huống xảy ra. nhanh chóng như bình thường, dẫn đến va chạm và tai nạn giao thông cao.
Theo các cơ quan chức năng, hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại vẫn còn phổ biến trên trên đường phố, trong các vụ tai nạn giao thông, nguyên nhân do người lái xe thiếu chú ý thường chiếm một phần quan trọng. Tỷ lệ này cao, bao gồm hành vi lái xe trong khi nghe điện thoại di động.Từ người đi xe đạp đến xe máy, người lái ô tô đến xe tải, đến xe khách , xe container, v.v., có rất nhiều trường hợp lái xe, nghe máy tính xách tay và không cẩn thận trên đường bộ. Anh ta đã có người vì mải mê nghe điện thoại mà băng qua đường mà không quan sát, chỉ đường mà không báo hiệu, quên dừng ở đèn giao thông làm mất lòng các phương tiện khác đang tham gia giao thông, tai nạn.
Đặc biệt, khi xe lưu thông trên đường quốc lộ, cao tốc, việc xử lý tình huống không kịp thời khi đang chạy với tốc độ cao sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vừa điều khiển mô tô, xe gắn máy vừa sử dụng điện thoại di động diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Những hành vi như: gửi tin nhắn văn bản, trả lời cuộc gọi điện thoại, thậm chí chụp ảnh trên điện thoại khi đang di chuyển trên đường là những thói quen được cơ quan chức năng xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra “thảm họa “tai nạn giao thông trong thời gian gần đây.Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ khiến người lái xe không tập trung, tay lái không ổn định, khó giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước khi xảy ra va chạm sẽ phản ứng nhiều hơn chậm hơn nguy cơ tai nạn rất cao.Đặc biệt, khi lái xe trên đường cao tốc, tốc độ cao sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.