zalo-icon
phone-icon

Quay phim, chụp ảnh, ghi hình khi cảnh sát giao thông làm việc được không?

Nhân dân được quyền giám sát Công an nhân dân, đây là nội dung đã được ghi nhận trong Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân. Để phát huy quyền làm chủ của mình, nhân dân được phép giám sát đối với lực lượng Công an nhân dân nóighi hình cảnh chung và Cảnh sát giao thông nói riêng khi họ làm nhiệm vụ. Để thực hiện quyền này, liệu việc công dân quay phim, ghi hình cảnh sát giao thông làm việc có được sự cho phép của pháp luật hay không? Và làm thế nào để đúng luật, hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu thông qua bài viết sau đây:

Quy định về việc cấm quay phim, chụp ảnh ghi hình cảnh sát giao thông làm việc?

Hiện nay, không tồn tại bất cứ quy định pháp luật nào ngăn cấm công dân quay phim, chụp ảnh, ghi hình cảnh sát giao thông làm việc, các lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ; có thể hiểu rằng, công dân có thể thực hiện tất cả những gì pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, việc quay phim, chụp ảnh cũng chưa có quy định cụ thể, dẫn đến việc rất nhiều người dân nhầm lẫn rằng mình không có quyền này.

Quyền giám sát của người dân khi cảnh sát giao thông làm việc

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Nhân dân được quyền giám sát qua các hình thức sau:

  • Thông qua thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Thông qua giải quyết, tiếp xúc trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ;
  • Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư khiếu nại, kiến nghị, tố cáo, phản ánh;
  • Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật:
  • Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của họ (cán bộ, chiến sỹ) khi đang thực hiện nhiệm vụ;
  • Việc ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp phải ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
  • Các quy định khác có liên quan.

Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì? Quy định về tai nạn giao thông 

ghi hình khi cảnh sát giao thông làm việc được không?
Ghi hình khi cảnh sát giao thông làm việc được không?

Khiếu nại khi bị ngăn cản quyền giám sát

Việc công dân thực hiện quyền giám sát không phải lúc nào cũng suôn sẻ, vậy trong trường hợp quyền này bị ngăn cản, cản trở thì người dân cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Trong trường hợp này, người dân hoàn toàn có thể tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền của chính mình.

Quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại được hiểu là việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan/người có thẩm quyền trong cơ quan khi có căn cứ cho rằng quyết định/hành vi đó trái luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trình tự khiếu nại được thực hiện như sau:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính/hành vi hành chính trái luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Người khiếu nại có thể:

  • Lần 1: khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính/cơ quan có hành vi hành chính.
  • Lần 2: khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định giải quyết thì có quyền khiếu nại lần 2 đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thời hạn khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày biết được hành vi hành chính.

Tham khảo thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Hướng dẫn 6 cách nộp phạt

Khởi kiện hành chính đối với việc ngăn cấm quay phim, ghi hình

Khi có căn cứ cho rằng hành vi ngăn cấm quay phim, ghi hình (hành vi hành chính) của lực lượng cảnh sát giao thông là trái luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền bỏ qua việc khiếu nại, trực tiếp khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Ngoài ra, công dân sau khi đã khiếu nại, vẫn có khả năng “khởi động” quá trình tranh tụng tại tòa khi: Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc qua thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính.

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015, để tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền, người dân cần tiến hành nộp các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn khởi kiện, gồm đầy đủ nội dung như: thông tin của người khởi kiện, người bị kiện; tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính; ngày tháng năm làm đơn; tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính; nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (tùy trường hợp); cam đoan đồng thời không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Ví dụ: Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại, bản kê các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện; bản sao hộ khẩu, giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện,…

Thủ tục khởi kiện đối với việc ngăn cấm quay phim, chụp hình

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ như chúng tôi đã trình bày bên trên, người khởi kiện tiến hành gửi bộ hồ sơ trên đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết, bằng một trong các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa; thông qua dịch vụ bưu chính; gửi trực tuyển qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Chánh án TAND sẽ phân công Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện, và ra một trong các quyết định như sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: Thẩm phán sẽ ra quyết định này khi nhận thấy đơn khởi kiện không đủ các nội dung luật định; Thẩm phán sẽ tiến hành thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung là 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo.

Người khởi kiện thực hiện sửa đổi, bổ sung theo đúng thông báo của Thẩm phán thì vụ án sẽ tiếp tục được thụ lý; trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu trên thì Thẩm phán sẽ tiến hành trả đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo lại cho người khởi kiện;

  • Thụ lý vụ án (theo thủ tục thông thường hay rút gọn tùy vào từng trường hợp): thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tạm ứng án phí; nếu người khởi kiện thuộc diện được miễn án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc vụ án đã được thụ lý.

Người khởi kiện tiến hành đóng tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, sau đó nộp biên lai cho Tòa án.

  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện (trong trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã nhận đơn mà thuộc thẩm quyền của Tòa khác);
  • Trả lại đơn khởi kiện khi rơi vào các trường hợp pháp luật quy định. Ví dụ: người khởi kiện không có quyền khởi kiện; sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; đơn khởi kiện không đủ nội dung mà người khởi kiện không tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung theo thông báo của Thẩm phán,…. Khi tiến hành trả lại đơn, Thẩm phán phải có văn bản ghi nhận lý do trả lại đơn khởi kiện và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Khi bị trả đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền kiến nghị, khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn khởi kiện của Thẩm phán sẽ được thông báo cho người khởi kiện và ghi chú vào sổ nhận đơn, đồng thời thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong trường hợp vụ án được thụ lý và giải quyết, kết quả giải quyết vụ án hành chính có thể là:

  • Bản án hành chính sơ thẩm đối với vụ việc được đưa ra xét xử.
  • Quyết định đình chỉ vụ án (nếu thuộc vào các trường hợp luật định).

Có thể bạn quan tâm: Tổng đài tư vấn luật giao thông miễn phí Luật Thành Công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710