zalo-icon
phone-icon

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Khi nhắc đến chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà “toàn dân” là chủ thể nhưng “toàn dân” không thể tự đứng ra để thực hện những quyền sở hữu cụ thể. Chế độ sở hữu toàn dân không thể hoàn thiện “một sớm một chiều” mà nó cần trải quá trình củng cố, phát triển.

Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Khái niệm quyền sở hữu được xây dựng gắn liền với sự xuất hiện của pháp luật nhằm phân biệt quyền của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác đối với một đối tượng sở hữu cụ thể (tài sản). Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định. Quyền sở hữu gồm ba quyền: Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình.

Tương quan với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, ba quyền này có thể tập trung vào chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chuyển giao một hoặc một nhóm quyền cho chủ sở hữu khác thực hiện nằm trong khuôn khổ quyền sở hữu của mình được pháp luật quy định.

Ví dụ: Chủ sở hữu ruộng đất có thể chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác sản xuất thông qua hình thức cho thuê mà không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của mình sau thời hạn thuê đất.

Chế độ sở hữu toàn dân là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Sở hữu toàn dân về đất đai là hình thức cao nhất của sở hữu XHCN. Theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và chủ thể đại diện chủ sở hữu là Nhà nước.

Tham khảo thêm: Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định mới nhất 

Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai

Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc có hay không sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước về đất đai.

Có thể bạn quan tâm: chủ sở hữu toàn dân về đất đai

  • Quan điểm thứ nhất: không thừa nhận sự đồng nhất giữa 2 khái niệm này. Sở hữu toàn dân về đất đai là khái niệm đucợ sử dụng để phản ánh đất đai thuộc về sở hữu chung của một cộng đồng xã hội – toàn dân. Khái niệm này không chỉ định danh một người nào sở hữu đất đai.
  • Quan điểm thứ hai, đồng nhất giữa khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai với khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai. Sự đồng nhất này được lý giải bởi lý do xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện trung thành cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân nên lợi ích của Nhà nước cũng chính là lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

Hiện nay, sự đồng nhất 2 khái niệm trên đã tồn tại trong một số sách, báo pháp luật. Tuy nhiên, không nên đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai bởi những lý do sau đây:

  • Từ xưa đến nay, trong Hiến pháp và pháp luật đất đai chưa hề đề cập đến khái niệm sở hữu Nhà nước về đất đai mà chỉ đưa ra khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai thông qua quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
  • Trong quan hệ đất đai, chủ thể “toàn dân” không thể tự đứng ra để thực hiện những “quyền” sở hữu cụ thể (chiếm hữu – sử dụng – định đoạt) mà phải cử người thay mặt mình; nhân danh mình để làm việc đó. Theo đó, Nhà nước là người đủ tư cách nhất, vì bản chất Nhà nước được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

Sơ lược quá trình phát triển, củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai xuất hiện lần đầu tiên tại Điều 19 Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… là của Nhà nước – đều thuộc sở hữu toàn dân”. Theo đó, Nhà nước chỉ thừa nhận sự tồn tại hình thức sở hữu toàn dân về đất đai. Khi đó, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi mua, bán, lấn chiếm đất, phát canh thu tô dưới mọi hình thức. Hay nói cách khác, khi Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thì vấn đề xã hội hoá đất đai được thực hiện một cách tuyệt đối.

Việc sử dụng đất bị “đóng khung” trong quan hệ giao đất – thu hồi đất giữa người sử dụng đất với Nhà nước. Người sử dụng đất không được quyền chuyển nhượng đất đai cho người khác (các giao dịch đất đai bị pháp luật hạn chế) khi không còn nhu cầu sử dụng. Điều đó, làm người nông dân không thiết tha, gắn bó nhiều với mảnh đất họ đang sử dụng.

Cơ chế giao khoán ruộng đất cho hộ gia đình xã viên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 10/NQ TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 05/4/1988 (hay gọi tắt khoán 10) đã từng bước “mở nút thắt” và giải phóng năng lực sản xuất cho người nông dân. Cơ chế khoán này đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn và làm thay đổi sâu sắc bộ mặt nông thôn và nông nghiệp ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Xem thêm: Tiểu mục 1603 là gì? Cách tính thuế đất phi nông nghiệp 

Tiếp đó, để tiếp tục phát huy những thành quả mà cơ chế khoán 10 đem lại, Luật đất đai năm 1993 đã ghi nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của hộ gia đình, cá nhân và cho phép họ được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng. Theo đó, khái niệm sở hữu đất đai ở nước ta ngoài việc thể hiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn thể hiện quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất.

Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá phát triển, chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện các quyền năng sở hữu hoặc chuyển giao một số các quyền này cho người khác thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và làm tăng tính năng động cho chủ sở hữu đất đai. Tuy nhiên, để quyền sử dụng đất được thực hiện ổn định, không phát sinh tranh chấp giữa những người sử dụng đất thì Nhà nước cần xác lập và thực hiện cơ chế bảo đảm đồng bộ thông qua một số giải pháp cơ bản sau:

  • Nhanh chóng thực hiện và giải quyết dứt điểm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người sử dụng nhằm xác lập về mặt pháp lý quyền sử dụng đất hợp pháp;
  • Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai góp phần đẩy mạnh các giao dịch về sử dụng đất; xác lập và quản lý tốt thị trường bất động sản có tổ chức;
  • Đổi mới căn bản các chính sách tài chính về đất đai và chế độ quản lý nhà nước. Trong đó minh bạch giữa quyền quản lý hành chính đất đai với quyền quản lý các hoạt động kinh doanh đất đai.

Mặc dù quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên Luật đất đại năm 1993 chưa xác định rõ vai trò của Nhà nước trong quan hệ sở hữu đất đai mà chỉ quy định toàn dân là chủ sở hữu đất đai. Bên cạnh đó, Nhà nước với tư cách là người đại diện cho toàn dân cũng không được pháp luật xác định rõ có phải là chủ thể có quyền sở hữu đất đai hay không. Hệ quả là không xác lập được một cơ chế quản lý đất đai cụ thể, thích hợp nhằm đáp ứng các đòi hỏi của công tác quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường.

Sơ lược quá trình phát triển, củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Sơ lược quá trình phát triển, củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Khắc phục những hạn chế này, Luật đất đai năm 2003, 2013 sửa đổi, bổ sung quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Song, những quy định hiện hành cũng mới chỉ đề cập vai trò của Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai.

Tìm hiểu thêm: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Nguyên tắc quy hoạch đất

Để hoàn thiện vai trò là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí về đất đai của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần chú trọng các nội dung sau:

  • Phân định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu toàn dân và đại diện chủ sở hữu là Nhà nước;
  • Cần phân định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong tư cách đại diện chủ sở hữu tách biệt với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai;
  • Pháp điển hóa vai trò của Nhà nước là chủ thể đại diện chủ sở hữu tối cao và thống nhất quản lí toàn bộ đất đai, trong đó cần chú trọng đến việc quản lý đất đai thông qua các sắc thuế, chính sách tài chính về đất đai…;
  • Xác định và đề cao vai trò của người chủ sử dụng đất cụ thể tham gia vào quan hệ sở hữu có nhiều quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ được Nhà nước bảo hộ;
  • Xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong một chỉnh thể thống nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710