zalo-icon
phone-icon

Lương khoán là gì?

Bên cạnh các hình thức trả lương như theo giờ, theo tuần, theo tháng, hình thức trả lương khoán cũng là một lựa chọn phổ biến trong mối quan hệ lao động hiện nay. Lương khoán là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lương khoán là gì?

Lương khoán là gì?
Lương khoán là gì?

Lương khoán là một trong những hình thức trả lương được quy định tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động sẽ thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, thời gian hoặc là khoán. Lương khoán là một hình thức trả lương cụ thể được luật pháp quy định.

Tiền lương khoán được xác định dựa trên khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian hoàn thành công việc, theo điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác và rõ ràng về khái niệm lương khoán. Từ các điều khoản trên, có thể hiểu lương khoán là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc được giao.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định cụ thể, rõ ràng về khái niệm lương khoán. Do đó, dựa vào các điều khoản nêu trên có thể hiểu là lương khoán là một hình thức trả lương theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc được giao của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng với những trường hợp người lao động làm công việc thời vụ, tạm thời.

Xem thêm: Khám sức khỏe an toàn thực phẩm thông tư 14/2013/TT-BYT 

Cách tính lương khoán

Công thức tính lương khoán như sau:

LƯƠNG KHOÁN = MỨC LƯƠNG KHOÁN x % HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Lương khoán được tính dựa trên khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành, theo hệ số phần trăm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ nhận được mức lương khoán tương ứng với công việc đã hoàn thành.

Hình thức trả lương khoán

Hình thức trả lương khoán
Hình thức trả lương khoán

Theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động thì người sửa dụng lao động và người lao động được thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoản dựa trên những cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh, được quy định cụ thể tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP với nội dung sau:

  • Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
  • Nếu hợp đồng lao động của hai bên thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng. Nhưng nếu hợp đồng lao động của hai bên thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc theo tuần.
  • Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.
  • Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
  • Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Như vậy, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. Tiền lương khoán được người sử dụng lao động trả vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.

Tìm hiểu thêm: Luật các tổ chức tín dụng mới nhất 

Khi nào cần áp dụng hình thức trả lương khoán:

Khi được có sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động trong hợp đồng lao động.

Hình thức này phù hợp với các công việc như đấu thầu xây dựng, truyền thông sản phẩm hay nội dung…

Trả lương bằng hình thức lương khoán có các ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm của việc trả lương theo lương khoán:

  • Việc trả lương theo hình thức lương khoán sẽ giúp cho bộ phận quản lý công việc không cần phải dành nhiều thời gian để ý đến công việc. Bản thân họ sẽ làm việc dựa trên những điều kiện, thời gian mà họ muốn diễn đạt để được số sản phẩm, hoàn thành công việc.
  • Việc nhận lương theo hình thức lương khoán giúp người lao động nhanh chóng tìm cách hoàn thành, thúc đẩy nhanh chóng công việc mà mình được giao. Nhận được kết quả là người lao động họ sẽ có trách nhiệm hoàn thành công việc cao và hiệu quả hơn.

Nhược điểm của việc trả lương theo lương khoán:

Tất nhiên là ở các hình thức nào cũng có nhược điểm của nó và hình thức này cũng không ngoại lệ. Hình thức trả lương theo lương khoán còn tồn tại một số nhược điểm như: Khi tiến hành bắt tay vào công việc thì phía bên người lao động cần phải bỏ một số tiền để làm số tiền khoán và khi trả lương cũng cần đến sự cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo để tránh sai sót, ảnh hưởng đến số liệu, mức lương của công ty. 

Tham khảo thêm: Người nhận tiền chuyển nhầm không trả lại xử lý như thế nào?

Hợp đồng khoán là gì?

Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận giữa bên người sử dụng lao động và bên người lao động. Bên giao khoán có nghĩa vụ giao công việc cụ thể và bên nhận khoán phải hoàn thành công việc đó. Sau khi hoàn thành, bên nhận khoán sẽ nhận tiền thù lao (lương khoán) đã thỏa thuận.

Như vậy, lương khoán là một hình thức trả lương linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại công việc. Việc thỏa thuận và kí hợp đồng giao khoán cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết về quy định pháp luật.

Có hai loại hợp đồng giao khoán:

Loại hợp đồng giao khoán việc toàn bộ:

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí công việc. Bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí công sức lao động có liên quan đến các quá trình để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, chi phí công sức lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Loại hợp đồng giao khoán việc từng phần:

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động phục vụ cho hoạt động thực hiện công việc. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động của người nhận khoán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710