zalo-icon
phone-icon

Luật thương mại mới nhất 2024

Bộ luật Thương mại 2005 hiện là Bộ luật thương mại mới nhất 2024 đang có hiệu lực. Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh được tiến hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động thương mại là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 (sau đây gọi là Luật Thương mại 2005) thì: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này bao gồm mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo đó, các hoạt động mua bán được hiểu như sau:

  • Mua bán hàng hoá là bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toán; bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán đúng cho bên bán, được nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
  • Đầu tư là việc chủ đầu tư bỏ tiền ra mua hàng sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận.
  • Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
  • Cung ứng dịch vụ là một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và được nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán đúng và đủ cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo những gì đã thỏa thuận.
  • Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Luật thương mại mới nhất

Luật Thương mại năm 2005 quy định về các hoạt động thương mại của các cá nhân, pháp nhân có hoạt động thương mại; chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định các địa vị pháp lí của thương nhân và quy định những nguyên tắc pháp lý, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam

Luật thương mại mới nhất
Luật thương mại mới nhất

Xem thêm: Luật xử lý vi phạm hành chính 2023

Luật Thương mại 2005 gồm 09 chương và 324 Điều, được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:

  • Luật quản lý ngoại thương năm 2017 số 05/2017/QH14 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
  • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 số 44/2019/QH14 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020

Trên cơ sở các Luật cũ đã hết hiệu lực và những hạn chế của Luật hiện hành thì Pháp luật Việt Nam không ngừng thay đổi, hoàn thiện để thích nghi của từng thời kỳ phát triển đất nước. Sự thay đổi về pháp luật không chỉ tác động đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia mà còn tác động đến quá trình pháp triển của đất nước.

Các quy định bị bãi bỏ của Luật Thương mại 2005

  • Khoản 3 Điều 28 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Khoản 3 Điều 29 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Khoản 4 Điều 30 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 31 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 33 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Theo quy định tại Điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
  • Điều 242 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 243 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 244 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 245 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 246 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 247 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

CLICK ĐỂ TẢI : LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

Giải đáp câu hỏi về luật thương mại mới nhất 

Chủ thể của hoạt động thương mại

Chủ thể được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 gồm:

  • Thương nhân hoạt động thương mại quy định tại Điều 1 Luật Thương mại 2005.
  • Tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thương mại.
  • Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Phân loại chủ thể của Luật Thương mại 2005

Căn cứ vào từng vai trò, vị trí, các chức năng hoạt động và tùy thuộc vào mức độ tham gia trong quan hệ thương mại mà chủ thể của Luật Thương mại 2005 có thể phân thành 02 loại sau:

Một là thương nhân. Chủ thể này thường xuyên tham gia hoạt động thương mại và đây là chủ thể chính được quy định cụ thể trong Luật thương mại hiện hành

Hai là các chủ thể khác bao gồm: Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh, hoạt động có liên quan đến thương mại; các cơ quan quản lý có thẩm quyền về lĩnh vực kinh tế thực hiện tổ chức quản lý và chỉ đạo các thương nhân trong các hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban; tổ chức, cá nhân thực hiện các chức năng giải quyết tranh chấp thương mại của thương nhân.

Xem thêm: Luật dân sự mới nhất 2024

Pháp luật về thương mại quy định như thế nào về buộc thực hiện đúng hợp đồng?

Căn cứ vào Điều 297 Luật Thương mại 2005, khi hợp đồng không được thực hiện đúng như thỏa thuận. Bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện theo đúng hợp đồng đã giao kết hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo hợp đồng vẫn được thực hiện, đồng thời chịu các chi phí phát sinh khác.

Nội dung của chế tài buộc thực hiện theo đúng hợp đồng cụ thể như sau:

  • Nếu bên vi phạm hợp đồng là bên bán, bên cung ứng dịch vụ nhưng lại giao thiếu hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không đúng như hợp đồng thì bắt buộc phải cung ứng đầy đủ theo số lượng đã ký kết hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng.
  • Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện như trên này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của một bên khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
  • Bên vi phạm hợp đồng là bên mua, thì bên bán có quyền yêu cầu nhận hàng, trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác (đã quy định trong hợp đồng) và áp dụng theo luật thương mại Việt Nam hiện hành.

Tìm hiểu thêm về: Luật khiếu nại tố cáo 2024

Nếu có vi phạm, các bên có thể thỏa thuận về việc dùng tiền để bồi thường hoặc gia hạn thêm một khoảng thời gian phù hợp để bên vi phạm có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong thời gian thực hiện chế tài phải thực hiện đúng các vi phạm ấn định; nếu không thỏa thuận được, bên bị vi phạm không được áp dụng các hình thức chế tác khác ngoài phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: 

Dịch vụ xin giấy phép lao động mới nhất 2024

Thủ tục đăng ký quyền tác giả chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710