Luật khiếu nại, tố cáo là văn bản pháp luật chứa đựng các hệ thống quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Vậy Luật khiếu nại, tố cáo mới nhất là gì? Luật khiếu nại tố cáo mới nhất gồm những gì? Các quy định của pháp luật về Luật khiếu nại, tố cáo mới nhất. Để hiểu rõ hơn về Luật khiếu nại, tố cáo mới nhất mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

TỐ CÁO LÀ GÌ?
Theo quy định của Luật Tố cáo thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tố chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.” – Điều 2 Luật Tố cáo 2018.
Thực tế người dân ngày càng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực tố cáo khi đã chủ động tố cáo các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Chính vì sự chủ động tố cáo đã giúp cơ quan có thẩm quyền nắm bắt và xử lý hành vi, hậu quả thiệt hại nhanh hơn hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
KHIẾU NẠI LÀ GÌ?
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyề, lợi ích hợp pháp của mình.” – Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.
Xã hội ngày càng phát triển, công dân cũng dễ dàng tiếp cận với pháp luật hơn. Từ đó dễ dàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp có thể đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi bằng cách khiếu nại.
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (cá nhân, cơ quan, tổ chức) được văn bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước quy định. Nêu rõ tại Điều 74 của Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm hại người khác”.
Như vậy cho thấy quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quyền này thể hiện được mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với công dân. Việc thông qua thực hiện khiếu nại, tố cáo, công dân có thể khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình để tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội tốt đẹp hơn.
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (LUẬT KHIẾU NẠI 2011).
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Thẩm quyền giải quyết
- Đối với khiếu nại cấp tỉnh cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở và cấp tương đương; cơ quan trực tiếp thực hiện: như Thanh tra tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thanh tra sở; các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở và cấp tương đương.
- Đối với khiếu nại cấp huyện thì cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
- UBND cấp huyện; cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra huyện; các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện.
- Đối với khiếu nại cấp xã thì cơ quan có thẩm quyền quyết định là Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan trực tiếp thực hiện là UBND cấp xã.
Quy trình giải quyết – quy định từ Điều 27 đến Điều 32 Luật Khiếu nại 2011
- Bước một, thụ lý giải quyết khiếu nại.
- Bước hai, xác minh nội dung khiếu nại.
- Bước ba, tổ chức đối thoại.
- Bước bốn, ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn (gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết) hoặc có thể được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền (người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận).
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
Thẩm quyền giải quyết
- Đối với khiếu nại cấp tỉnh cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở và cấp tương đương; cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Thanh tra sở; các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở và cấp tương đương.
- Đối với khiếu nại cấp huyện thì Cơ quan có thẩm quyền quyết định là Chủ tịch UBND cấp huyện, cơ quan trực tiếp thực hiện là Thanh tra huyện
- Đối với khiếu nại lần hai thì cấp xã không có thẩm quyền giải quyết.
Quy trình giải quyết – quy định từ Điều 27 đến điều 33 Luật Khiếu nại 2011
- Bước một, Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại
- Bước hai, Xác minh nội dung đơn khiếu nại
- Bước ba, Tổ chức buổi đối thoại
- Bước bốn, Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công khai quyết định giải quyết khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn (gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết) hoặc có thể được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền (người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận).
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO (LUẬT TỐ CÁO 2018)
Quy trình giải quyết tố cáo – Quy định từ Điều 28 đến Điều 36 Luật Tố cáo 2018
- Bước một, Thụ lý đơn tố cáo
- Bước hai, Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo
- Bước ba, Kết luận về nội dung tố cáo
- Bước bốn, Xử lý tố cáo của người giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc tố cáo có thể thông qua hình thức viết đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đối với hình thức trình bày thì người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận.
HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Căn cứ theo Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 hành vi bị nghiêm cấm trong giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể là các hành vi sau:
- Gây cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại hoặc đe dọa, trả thù người khiếu nại.
- Có hành vi bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
- Có hành vi kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
- Cơ quan có thẩm quyền thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
- Vi phạm quy chế tiếp công dân.
- Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
- Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
- Cố tình khiếu nại không đúng sự thật.
HÀNH VI NGHIÊM CẤM TRONG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Căn cứ theo Điều 8 Luật Tố cáo 2018 hành vi bị nghiêm cấm trong giải quyết tố cáo được quy định cụ thể là các hành vi sau:
- Gây cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
- Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
- Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
- Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
LUẬT SƯ LUẬT THÀNH CÔNG HỖ TRỢ CÔNG DÂN THỰC HIỆN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Với phương châm “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đáng giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ có chất lượng tốt nhất và vượt trội hơn so với sự mong đợi, với thái độ tận tậm, tận tụy, uy tín và chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của chúng tôi để nỗ lực đạt được kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo.
Tiết kiệm được thời gian đi lại, không phải đi nhiều lần để làm thủ tục ly hôn. Tiết kiệm được các chi phí, bớt tốn kém khi thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo.
Được tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý mọi lúc, mọi nơi. Mọi vấn vấn pháp lý của bạn được giải đáp nhanh chóng và kịp thời;
Chất lượng dịch vụ được bảo đảm uy tín bởi các Luật sư, Luật gia, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm và có chuyên môn cao;
Mọi thông tin về khách hàng và vụ việc của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối, trừ trường hợp được khách hàng cho phép công bố;
Có ngay phương án và giải pháp để khách hàng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, giúp khách hàng lựa chọn sử dụng phương án pháp lý phù hợp.