zalo-icon
phone-icon

Con dấu hộ kinh doanh cá thể

Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường, việc các doanh nghiệp được thành lập cũng ngày một nhiều hơn. Và cũng từ đó, mô hình hộ kinh doanh cá thể dần xuất hiện nhiều hơn bởi tính chất dễ dàng khi đăng ký kinh doanh và mức độ phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Vậy thì con dấu hộ kinh doanh cá thể của mô hình hộ kinh doanh có hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp trả lời các câu hỏi. 

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh quy định như sau:

Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc nhiều thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ đối với hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên trong các thành viên hộ gia đình làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký thành lập hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể phải có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ cụ thể và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh. Qua đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản chính là hộ kinh doanh do chính một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người làm chủ, hoạt động của hộ kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực thương mại.

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không

Xem thêm: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh được tồn tại dựa trên toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và phải  tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của họ;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  • Bên cạnh đó, điều kiện sử dụng con dấu được quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về việc được phép sử dụng con dấu hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu đó trước khi sử dụng.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được phép sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định…

Tóm lại, qua các quy định được nêu trên, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không đáp ứng đủ điều kiện được phép sử dụng con dấu pháp nhân hay được phép đăng ký, sử dụng mẫu dấu và chịu sự điều chỉnh của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.

Nhưng, con dấu hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng con dấu nhằm cung cấp thông tin địa chỉ, logo, chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.

Con dấu mà luật ban hành ở đây là con dấu tròn thể hiện tính pháp nhân của doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể muốn khắc con dấu để sử dụng thì chỉ có thể sử dụng loại con dấu vuông, con dấu dạng chữ ký hay logo với mục đích cung cấp thông tin của doanh nghiệp thay thế cho phần thông tin của hộ kinh doanh như tên doanh nghiệp, số đăng ký kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ. Nếu như mục đích sử dụng dấu của doanh nghiệp chỉ đơn giản là cung cấp thông tin thì hộ kinh doanh cá thể không phải trình báo và đăng ký sử dụng con dấu.

Xem thêm: Thuế hộ kinh doanh cá thể

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể vẫn có con dấu và được sử dụng con dấu nhưng với điều kiện đó không phải là con dấu pháp nhân đại diện cho doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh có được làm dấu tròn không

Như đã trình bày ở trên, theo bộ luật hiện hành cũng như tính chất của mô hình kinh doanh hộ cá thể mà hộ kinh doanh sẽ không được làm dấu tròn cho doanh nghiệp của mình, bởi dấu tròn có ý nghĩ pháp nhân đại diện cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp nếu hộ kinh doanh cá thể làm và sử dụng con dấu tròn thì sẽ vi phạm pháp luật và bị xử lý theo luật định ( phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị truy tố hình sự).

Mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh được tự thiết kế, đặt khắc dấu và sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể khi đáp ứng 3 điều kiện:

  • Thứ nhất, không trùng khớp hoặc gây nhầm lẫn với con dấu của doanh nghiệp đã được sử dụng, thông báo trên Cổng thông tin điện tử về ĐKDN;
  • Thứ hai, nội dung của con dấu không được vi phạm các điều khoản cấm trong quy định;
  • Thứ ba, mẫu dấu không vi phạm quy định về Luật sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Hóa đơn hộ kinh doanh cá thể 

Thông thường trên mỗi con dấu vuông hay logo, chữ ký sẽ có các thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ, tên chủ hộ kinh doanh cá thể, số đăng ký kinh doanh và các thông tin cơ bản khác. Nhưng thông thường, con dấu hộ kinh doanh sẽ bao gồm 3 thông tin cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, tên hộ kinh doanh cá thể;
  • Thứ hai, mã số thuế của doanh nghiệp;
  • Thứ ba, địa chỉ hộ kinh doanh ( địa chỉ cụ thể, vị trí tọa lạc, trụ sở chính).
mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể
mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể

Mục đích sử dụng của con dấu kinh doanh hộ cá thể

Con dấu thông thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như giao dịch, ký kết hợp đồng,… nhưng đối với con dấu vuông hay dấu logo, chữ ký mà họ kinh doanh cá thể có thể sử dụng thì chỉ được sử dụng với mục đích là cung cấp thông tin một cách ngắn gọn chuyên nghiệp hơn thay vì thông tin dạng văn bản của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi muốn sử dụng với mục đích cụ thể như xuất hóa đơn bán hàng do cơ quan thuế quản lý thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi đó hộ kinh doanh cần sử dụng con dấu mã số thuế để đóng lên trên các loại hóa đơn này. Vị trí đóng con dấu mã số thuế trên hóa đơn bán hàng là ngay tại thông tin của bên bán khi sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể.

Xem thêm: Vốn hộ kinh doanh cá thể

Phân biệt con dấu tròn và con dấu vuông 

  • Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng của mình và con dấu chính là tài sản của doanh nghiệp. Con dấu của một doanh nghiệp không được trùng lặp với nhau và với các đơn vị khác để có thể dễ dàng phân biệt cũng như minh chứng sự tồn tại về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • Con dấu của mỗi một doanh nghiệp vừa thể hiện vị trí pháp lý đồng thời con dấu doanh nghiệp cũng khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ liên quan, văn bản do doanh nghiệp ban hành.
Con dấu tròn Con dấu vuông 
  • Con dấu tròn là con dấu thể hiện giá trị pháp lý và đồng thời cũng khẳng định giá trị pháp lý do doanh nghiệp phát hành.
  • Đây được coi là con dấu pháp nhân và yêu cầu là phải được đăng ký tại cơ quan công an và chỉ được sử dụng khi đã được cấp giấy chứng nhận xác thực.
  • Con dấu vuông là con dấu với các loại như dấu thể hiện chức danh, con dấu thể hiện mã số thuế, hay logo công ty,… tất cả đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, con dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Về mặt giá trị pháp lý, căn cứ vào Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020, từ ngày 01/01/2021 trở đi, việc sử dụng con dấu được thực hiện theo luật mới, tức là về mặt hình thức, nội dung cũng như số lượng con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung về tên doanh nghiệp và mã số thuế.
  • Bên cạnh đó, quy định về hình thức con dấu của doanh nghiệp thì việc con dấu của doanh nghiệp tròn hay vuông đều chỉ là hình dáng của con dấu ngoài bên ngoài hình tròn hay hình vuông.
  • Do đó, doanh nghiệp còn có thể tùy ý chọn lựa các hình dáng khác như hình tam giác, hình thang, hình bông hoa, trái tim… hình dáng của con dấu không làm thay đổi giá trị pháp lý của con dấu.
  • Hiện nay, pháp luật đã không còn quy định phải thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tùy ý sử dụng con dấu hộ kinh doanh mình mà không cần đăng ký với cơ quan chức năng.
  • Quy định về mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn hoặc hình vuông hoặc kể cả hình đa giác. Như vậy tức là sẽ không giống với các quy định trước đây.
  • Giờ đây, con dấu của mỗi công ty dù với hình thức là tròn hay vuông thì đều có giá trị về mặt pháp lý nếu như công ty làm đúng theo những thủ tục ban hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710