zalo-icon
phone-icon

Vốn hộ kinh doanh cá thể

Vốn hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu? Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể là gì? Bật mí những lưu ý khi đăng ký mức vốn hộ kinh doanh ngay tại bài viết sau.

Quy định về số vốn để đăng ký hộ kinh doanh

Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “ Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của hộ kinh doanh đó, do một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đây còn là cơ sở điều kiện để phân chia lợi nhuận cũng như các rủi ro trong quá trình kinh doanh đối với các thành viên góp vốn của hộ kinh doanh cá thể.

Như vậy, vốn hộ kinh doanh cá thể pháp luật không quy định cụ thể số vốn cụ thể cho hình thức này. Cá nhân hoặc các thành viên góp vốn trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Tài sản của chủ hộ kinh doanh sẽ không tách rời với vốn điều lệ của hộ kinh doanh.

Tham khảo thêm: Thủ tục và điều kiện thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Vốn hộ kinh doanh cá thể
Vốn hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?

Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể? 

Bởi vì pháp luật không quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hay số vốn tối đa để có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, việc đăng ký số vốn tối thiểu phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân hộ kinh doanh và phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề mà cá nhân đó mong muốn hướng đến. Hộ kinh doanh nên đăng kí mức vốn phù hợp với khả năng tài chính của họ.

Việc đăng ký số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng của chủ hộ kinh doanh. Trường hợp cá nhân thành lập hộ kinh doanh lần đầu, chưa có nhiều hiểu biết trong quản lý hoạt động thì nên để số vốn hộ kinh doanh cá thể đăng ký vừa phải, nằm trong phạm vi hoạt động của hộ. Sau đó nếu hoạt động của hộ kinh doanh diễn ra thuận lợi, có lợi nhuận, doanh thu cao thì chủ hộ có thể đăng kí thay đổi một mức vốn phù hợp hơn.

Khi thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì chủ hộ phải kê khai các thông tin về vốn điều lệ của hộ kinh doanh. Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể dù không có quy định nhưng vẫn bắt buộc phải kê khai giá trị vốn trong giấy đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép cơ sở bán lẻ cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Những lưu ý khi đăng ký mức vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Nhiều khách hàng cho rằng vốn điều lệ ít hay nhiều, số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ cá thể. Tuy nhiên, trên quy định của pháp luật thì vốn của hộ cá thể, số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh cá thể không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hộ cá thể.

Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, khách hàng phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn khách hàng đăng ký.

Theo quy định, cơ quan thuế sẽ dựa vào điều kiện vốn cao hay thấp để áp mức thuế hàng tháng cho hộ kinh doanh. Việc kinh doanh nhỏ nhưng lại đăng ký số vốn lớn về bản chất không vi phạm quy định của pháp luật. Việc đăng ký vốn điều lệ lớn không có ý nghĩa quá nhiều đối với hộ kinh doanh. Bởi lẽ, việc tính thuế của hộ kinh doanh sẽ dựa trên doanh thu hàng năm chứ không phải căn cứ vào số vốn điều lệ.

Mặt khác, việc đăng ký số vốn quá lớn có thể dẫn đến một số hệ quả xấu cho hộ kinh doanh, đó là trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra nhưng hộ kinh doanh không góp đủ số vốn thực tế thì có thể bị xử phạt hành chính.

Vì vậy, khi thực hiện đăng ký mức vốn điều lệ cho hộ kinh doanh cá thể, khách hàng nên đăng ký với mức vốn thấp, không nên đăng ký với số vốn cao vì cơ quan kinh doanh có thể yêu cầu đăng ký thành lập công ty và cơ quan thuế quản lý sẽ căn cứ vào các điều kiện như mức vốn điều lệ đăng ký, địa điểm hoạt động của hộ kinh doanh và khả năng tiêu thụ ra thị trường các mặt hàng của hộ kinh doanh để áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh:

Mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng hàng năm được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có doanh thu từ trên 500.000.000 đồng/năm sẽ đóng: 1.000.000 đồng/năm;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có doanh thu từ mức trên 300.000.000 đồng đến mức 500.000.000 đồng/năm sẽ đóng: 500.000 đồng/năm;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có doanh thu từ mức trên 100.000.000 đồng đến mức 300.000.000 triệu đồng/năm sẽ đóng: 300.000 đồng/năm.

Khi khách hàng thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý những ngành, nghề có vốn pháp định. Trường hợp này yêu cầu khách hàng có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, còn lại những ngành nghề kinh doanh còn lại không có quy định về vốn pháp định thì không cần.

Có thể bạn quan tâm: Vay vốn hộ kinh doanh cá thể

Câu hỏi thường gặp về vốn hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục góp vốn để thành lập hộ kinh doanh cá thể

Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thì các đối tượng được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân và gia đình. Cụ thể là khi hai hoặc nhiều người trở lên thành lập một hộ kinh doanh thì đó phải là các thành viên trong cùng một hộ gia đình.

Tuy nhiên tại quy định ở Khoản 2, Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì trong đơn đăng kí hộ kinh doanh, trường hợp các thành viên góp vốn thì không yêu cầu tài liệu để chứng minh các thành viên đó có mối quan hệ gia đình. Vì vậy các cá nhân không ở trong cùng một gia đình thì cũng có thể góp vốn với nhau thành lập hộ kinh doanh dưới hình thức một hộ gia đình

Đăng kí thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Khách hàng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

Xem thêm: Thành Lập Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Khi hộ kinh doanh thua lỗ, khách hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu?

Tài sản của cá nhân gắn liền với tài sản của hộ kinh doanh. Khi hộ kinh doanh thua lỗ và dẫn đến trường hợp phải trả nợ thì chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm trả nợ ngoài phạm vi số vốn điều lệ đã góp, tức là chủ hộ kinh doanh vẫn phải sử dụng tài sản dưới danh nghĩa cá nhân để trả nợ cho hộ kinh doanh cá thể.

Dịch vụ tư vấn vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Khách hàng là hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Thành Công sẽ được tư vấn miễn phí những vấn đề xung quanh đến vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể từ các chuyên viên tư vấn, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm của chúng tôi.

Ngoài ra, khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ được hạn chế một cách tối đa thời gian, công sức cho việc đi lại. Tất cả giấy tờ, thủ tục, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khách hàng sẽ không cần di chuyển, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710