zalo-icon
phone-icon

3 Mẫu đơn giải trình sự việc được sử dụng phổ biến nhất 2024

Khi xảy ra sự việc để lại hậu quả cần có sự can thiệp của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền, người thực thi bắt buộc phải làm đơn giải trình. Nếu bạn không biết cách viết mẫu đơn giải trình ra sao? Ngay sau đây, Luật Thành Công xin chia sẻ mẫu biên bản giải trình cho người có nhu cầu.

Các trường hợp cần phải sử dụng đơn giải trình?

Khi cơ quan công quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức giải trình bằng văn bản là do họ cần làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn được giao… Đây cũng là lý do tại sao bạn sẽ sử dụng biểu mẫu giải trình khi thực hiện nhiệm vụ.

Giải trình có thể được thực hiện thông qua hình thức văn bản hoặc giải trình trực tiếp như sau:

  • Với trường hợp giải trình bằng văn bản thì cá nhân, tổ chức phải soạn thảo đơn giải trình và gửi lại cho chủ thể cho yêu cầu trong một khoản thời gian hợp lý. Thông thường trong trường hợp này, cá nhân thường bị xử phạt vi phạm hành chính và sẽ soạn đơn giải trình để giải trình về vụ việc vi phạm.
  • Trước khi trình bày lời giải thích của mình với ai đó, tổ chức, cá nhân phải thu thập đầy đủ thông tin, chi tiết để giải trình trước tổ chức, cá nhân yêu cầu.

Xem thêm: Những mẫu đơn đề nghị được sử dụng phổ biến 2024

Xem thêm: Mẫu đơn kiện mới nhất 2024

Mẫu công văn giải trình sự việc chung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN GIẢI TRÌNH

(Về việc:..…………………………….)

Kính gửi: …………………[Tên cơ quan tiếp nhận đơn giải trình]……..

– Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………….

– Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………. Số Fax: ……………………..

– Mã số thuế: …………………………………………………………………….

– Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………….. Chức vụ: ……………………….

– Ngành nghề kinh doanh: ………………………………………………………

Nội dung giải trình: [Ghi rõ giải trình về vấn đề gì, theo yêu cầu hay công văn số bao nhiêu của cơ quan nhà nước; trình bày nội dung giải trình và các tài liệu kèm theo (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu giải trình.]

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ nội dung giải trình của Công ty chúng tôi về sự việc ……………………………… Chúng tôi cam đoan toàn bộ nội dung trình bày là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu có điều gì trình bày gian dối.

Nơi nhận:                                                                                                                               ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

Như trên;                                                                                                                                              GIÁM ĐỐC

Lưu: VT; …                                                                                                                             (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

TẢI XUỐNG

Mẫu đơn giải trình Bảo hiểm xã hội

TÊN CÔNG TY

Số: ……/CV-……

———————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng ….. năm …..

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V.v: ………………………………….)

Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN/HUYỆN ………………………….

– Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ………………………………………………

– Người đại diện theo pháp luật: ……………………. Chức vụ: ……………….

– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………

– Điện thoại: …………………………………………….. Fax: ……………….

– Mã số thuế: ……………………………………………………………………..

Ngày …../…../….., Công ty chúng tôi có nhận được công văn số ………………… của Bảo hiểm xã hội Quận/Huyện ……………..; trong công văn yêu cầu Công ty chúng tôi giải trình về việc……………….

Công ty chúng tôi xin được giải trình về việc này như sau: [Giải thích rõ ràng, cụ thể những nguyên

nhân gây ra vụ việc trong công văn giải trình như: vì sao số người đóng bảo hiểm không bằng số người

lao động thực tế tại doanh nghiệp; vì sao doanh nghiệp chậm nộp BHXH; vì sao doanh nghiệp tham

gia BHXH chậm (trễ)…]

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

Do vậy: [Ghi rõ hướng giải quyết, khắc phục đối với vụ việc thực hiện giải trình; đưa ra những yêu

cầu cụ thể với cơ quan BHXH như: mong muốn cơ quan BHXH hỗ trợ giải quyết vụ việc đã tường

trình…]

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ nội dung vụ việc mà cơ quan bảo hiểm xẽ hội quận/huyện …………. yêu cầu Công ty chúng tôi thực hiện việc giải trình. Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội cần thêm hồ sơ nào

thì Công ty sẽ cung cấp đầy đủ.

Trân trọng cám ơn./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT; 

Đại diện doanh nghiệp

Giám đốc

 (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

TẢI XUỐNG

Mẫu bản giải trình Cơ quan thuế

TÊN CÔNG TY

Số: ……/CV-……

V.v: Giải trình chậm nộp tờ khai thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày …. tháng …. năm ….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V.v: Nộp chậm tờ khai thuế)

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN/HUYỆN ……………………….

– Tên doanh nghiệp: CÔNG TY …………………………………………………………..

– Mã số thuế/Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………… Fax: …………………………….

– Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà …………….. Sinh ngày: ……………….

– Chức vụ: ………………………………………. Số điện thoại liên hệ: …………………

Báo cáo giải trình về việc nộp chậm tờ khai thuế Công ty ………………………..

Ngày …. tháng …. năm ….., chúng tôi nhận được công văn yêu cầu giải trình về việc nộp chậm tờ khai

thuế Quý …/20…. Chúng tôi xin giải trình về lý do doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế như sau:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Công ty ……………. xin cam đoan những gì chúng tôi đã trình bày và những giấy tờ cung cấp là

đúng sự thật. Nếu không đúng, Công ty ………… xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật.

Kính đề nghị Chi cục thuế Quận/Huyện ……………. tiếp nhận đơn giải trình và xem xét.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT; 

TM Doanh nghiệp

Giám đốc ký, ghi rõ họ tên

 

 

TẢI XUỐNG

Mục đích và lợi ích của việc sử dụng mẫu đơn giải trình

Việc sử dụng mẫu đơn giải trình mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý, quản lý, và giao tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một mục đích và lợi ích quan trọng của việc sử dụng mẫu đơn giải trình:

Mục đích và lợi ích của việc sử dụng mẫu đơn giải trình – Luật Thành Công

Mục đích sử dụng mẫu đơn giải trình

  1. Chỉnh sửa và điều chỉnh thông tin: Mẫu đơn giải trình cho phép bạn cập nhật hoặc điều chỉnh thông tin một cách dễ dàng khi có sự thay đổi trong tình hình hoặc yêu cầu của bạn.

  2. Thể hiện ý kiến và giải thích rõ ràng: Bạn có thể sử dụng mẫu đơn giải trình để giải thích hoặc bày tỏ ý kiến, lý do, hoặc quan điểm của bạn đối với một vấn đề cụ thể.

  3. Đơn giản hóa thủ tục: Sử dụng mẫu đơn giải trình có thể giúp đơn giản hóa quá trình nộp đơn và tuân theo các quy trình pháp lý hoặc quản lý.

  4. Giúp lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng: Các mẫu đơn giải trình thường dễ quản lý và lưu trữ, giúp bạn tìm kiếm lại thông tin khi cần thiết.

Lợi ích của việc sử dụng mẫu đơn giải trình:

  • Tiết kiệm thời gian: Mẫu giải trình giúp bạn hoàn thành quy trình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

  • Giảm thiểu sai sót: Bằng cách điền thông tin vào mẫu, bạn giảm nguy cơ phát sinh sai sót so với việc viết tay hoặc tạo một tài liệu mới từ đầu.

  • Nâng cao tính minh bạch: Mẫu giải trình định rõ các trường thông tin quan trọng, giúp tạo ra sự minh bạch và dễ hiểu trong quá trình giao tiếp với các bên liên quan.

  • Đảm bảo tuân theo quy định pháp lý: Sử dụng mẫu giải trình có thể giúp bạn đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định pháp lý và quy trình đúng cách.

Các trường thông tin quan trọng cần lưu ý trong mẫu đơn giải trình

Các trường thông tin quan trọng trong mẫu đơn giải trình có vai trò quan trọng trong việc trình bày và lý giải quyết định hoặc các thay đổi quan trọng.

1. Tiêu đề: Tiêu đề của mẫu đơn giải trình thường đưa ra mục tiêu hoặc lý do cụ thể cho việc nộp đơn.

Ví dụ: “Giải trình thay đổi vị trí cửa ra vào công trình xây dựng.”

2. Thông tin cá nhân: Mẫu đơn giải trình bao gồm thông tin cá nhân của người nộp đơn, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin liên hệ.

3. Nội dung giải trình: Phần này thường là phần lớn của mẫu đơn và chứa lý do cụ thể cho việc nộp đơn. Người nộp giải trình cần trình bày chi tiết, logic và minh bạch về quyết định hoặc thay đổi cần giải trình.

4. Danh sách hồ sơ kèm theo: Trong mẫu đơn giải trình, người nộp thường ghi rõ các tài liệu hoặc chứng từ đã được kèm theo để hỗ trợ giải trình. Điều này có thể bao gồm bản vẽ, tài liệu kỹ thuật, báo cáo, và mọi tài liệu khác liên quan.

5. Ngày và ký tên: Mẫu đơn giải trình yêu cầu người nộp cung cấp ngày nộp đơn và chữ ký của họ để xác nhận tính chính xác của thông tin.

6. Ngữ cảnh và thông tin liên quan khác: Tuỳ thuộc vào mục đích của mẫu đơn giải trình, nó có thể yêu cầu các trường thông tin khác nhau như số quyết định cần giải trình, thông tin liên quan đến dự án hoặc quy trình liên quan.

Trên đây là bài viết của Luật Thành Công chia sẻ về vấn đề “Mẫu công văn giải trình sự việc“. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 1900633710 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm:

Mẫu bản tường trình sự việc thông dụng, mới nhất 2022

Mẫu đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp

Mẫu kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710