zalo-icon
phone-icon

Hồ sơ thành lập công ty (doanh nghiệp)

Bạn đang muốn tìm hiều về hồ sơ thành lập công ty /doanh nghiệp nhưng chưa chọn được đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và tận tình?

Bạn muốn tự tìm hiểu về quá trình chuẩn bị hồ sơ, đăng ký thành lập công ty? Nhưng chưa biết cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Bạn chưa biết việc Thành lập công ty cần lưu ý những vấn đề gì? Thủ tục thành lập công ty như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Và vô vàn câu hỏi khác cần được hướng dẫn chi tiết nhất?

Đến với Hãng Luật Thành Công với đội ngũ Luật Sư giàu kinh nghiệm, Nhân viên tư vấn tận tình, Giao nhận hồ sơ tận nơi không mất thời gian thời gian của Quý Khách và mọi thắc mắc của Quý Khách về Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất 2022 sẽ được giải quyết nhanh chóng và tất cả đều được Tư vấn Hoàn Toàn Miễn Phí.

Hiện nay, đi kèm với việc nhu cầu kinh doanh phát triển thì nhu cầu thành lập công ty mới cũng đang ngày càng gia tăng. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có sự khác nhau về thành phần hồ sơ. Ở đây, Luật Thành Công sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị hồ sơ và “Toàn bộ các bước đăng ký thành lập công ty qua mạng”.

Còn chần chừ gì nữa hãy cùng Hãng Luật Thành Công tham khảo và lưu lại ngay những “bí kíp” đầy bổ ích dưới đây nhé.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì Doanh nghiệp tư nhân là đơn giản nhất. Bản chỉ cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Xem ngay: Bật mí TOP những kinh nghiệm thành lập công ty bạn cần phải biết

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định Luật Đầu tư.

Chia sẻ cách thành lập công ty tnhh 1 thành viên ngay tại đây.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên sẽ khác so với công ty TNHH một thành viên do có sự khác nhau về số lượng thành viên.

Cụ thể như sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên;

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp là thành viên góp vốn là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Hồ sơ thành lập công ty Cổ phần

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

thành lập công ty Cổ phần

Xem ngay:  Điều điện thành lập công ty cổ phần là gì ?

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xem ngay : Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp

Việc thành lập công ty được ví như chiếc “chìa khóa” để nhà đầu tư tiến hành triển khai hoạt động kinh doanh trên thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật và lưu ý về mặt thực tế khi làm thủ tục này.

Luật Thành Công mách bạn 8 vấn đề cần lưu ý sau đây để hồ sơ thành lập công ty hợp lệ và được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật nhé:

Xác định bạn là thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.

Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại.

Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.

Lưu ý về tư cách chủ thể của người thành lập công ty

Chủ sở hữu/Thành viên/ Cổ đông công ty phải là những đối tượng không bị cấm thành lập, cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể là phải không thuộc 7 nhóm đối tượng sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật DN, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Lưu ý về lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, có 5 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
  • Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty. Ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);

Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

Xem ngay: Điều kiện thành lập công ty cho từng loại hình doanh nghiệp 

Lưu ý về đặt tên công ty

Tên công ty phải bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp: được viết là Công ty trách nhiệm hữu hạn (hoặc Công ty TNHH); Công ty cổ phẩn (hoặc Công ty CP); Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân (hoặc DNTN).
  • Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Nếu không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hoặc có thể bị đóng MST.

  • Khi đặt tên doanh nghiệp, phải tuân thủ 3 không:
  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
  • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

Xem thêm: Cách đặt tên công ty chuẩn pháp lý

Lưu ý về đăng ký địa chỉ trụ sở

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ví dụ: Trụ sở chính của Luật Thành Công tại địa chỉ: 29/31 Đường Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Trường hợp bạn muốn đặt địa chỉ trụ sở công ty tại các tòa nhà chung cư hỗn hợp thì địa chỉ tầng đặt trụ sở của công ty phải là tầng có chức năng thương mại, dịch vụ của tòa nhà. Công ty cần cung cấp trong hồ sơ đăng ký thành lập Giấy xác nhận của chủ đầu tư dự án chứng minh mục đích sử dụng của Tòa nhà.

Hoặc bạn hãy liên hệ ngay Luật Thành Công để được tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ đáp ứng điều kiện nhé.

Lưu ý về đăng ký vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp 2020 quy định là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu/các thành viên/ cổ đông sáng lập góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Chủ sở hữu/các thành viên/ cổ đông sáng lập phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

Ví dụ: Có 2 thành viên A và B dự tính thành lập Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ X. Thành viên A đăng ký góp vốn là 1.200.000.000 đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự thành viên B đăng ký góp vốn 800.000.000 đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy: Hai thành viên A và B đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1.200.000.000 VNĐ + 800.000.000 VNĐ = 2.000.000.000 VNĐ, góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi đó con số 2.000.000.000 VNĐ được gọi là vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ X.

Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy phép kinh phép kinh doanh uy tín số 1 HCM

Lưu ý về đăng ký vốn điều lệ công ty

Lưu ý về đăng ký ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành nghề tại Quyết định về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

Lưu ý rằng bạn chỉ được kinh doanh, xuất hóa đơn những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi, bổ sung ngành nghề phải làm thủ tục thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty bạn cần nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ của bạn, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.

Mẫu hồ sơ thành lập công ty

Mẫu Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị thành lập Doanh nghiệp tư nhân:
  • Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 TV:
  • Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 2 TV trở lên:
  • Giấy đề nghị thành lập Công ty Cổ phần:
  • Giấy đề nghị thành lập Công ty Hợp danh:

Mẫu điều lệ công ty

  • Điều lệ Công ty TNHH 1 TV:
  • Điều lệ Công ty TNHH 2 TV trở lên:
  • Điều lệ công ty Cổ phần:

Mẫu danh sách thành viên

Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần:

Danh sách thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh:

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty bất động sản đầy đủ chi tiết nhất

Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp và quyết định các thông tin về tên công ty, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ. Tiếp theo bạn cần chuẩn bị hồ sơ thành lập và nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Toàn bộ hồ sơ cần chuẩn bị theo từng loại hình doanh nghiệp, bạn tham khảo ngay từ mục 1 đến mục 5 của bài viết này ngay nhé.

Bước 2: Truy cập trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Hồ sơ thành lập công ty chính xác

Bước 3: Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống và chuẩn bị công cụ ký xác thực

  • Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh
  • Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần được gắn Chữ ký số công cộng vào Tài khoản

Hồ sơ thành lập công ty chính xác

Bước 4: Nộp hồ sơ

  • Tạo hồ sơ
  • Nhập thông tin

Hồ sơ thành lập công ty chính xác @

  • Scan và tải tài liệu đính kèm
  • Kiểm tra nội dung thông tin hồ sơ đã nhập

Hồ sơ thành lập công ty chính xác Hồ sơ thành lập công ty chính xác

  • Ký xác thực và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty chính xác

Bước 5: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty chính xác
Hồ sơ thành lập công ty chính xác

Bước 6: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp cần bổ sung hoặc sửa đổi theo Thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh.

Các bước xử lý khi hồ sơ bị sửa đổi như sau:

Hồ sơ thành lập công ty chính xác

Bước 7: Nhận kết quả hồ sơ

  • Sau khi hồ sơ đã được nộp trực tuyến, khi hồ sơ đăng ký qua mạng đã được chuyên viên xem xét hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi mail chấp thuận cho người nộp hồ sơ theo địa chỉ email đã đăng ký.
  • Người nộp hồ sơ liên hệ Phòng đăng ký kinh doanh để được nhận kết quả hồ sơ hoặc đăng ký trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.

Hồ sơ thành lập công ty chính xác

________________________________________________________________________

Hãng Luật Thành Công (TC Lawyers) được thành lập bởi các Luật sư, Luật gia và các chuyên gia về pháp luật, luôn không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước.

Với phương châm; “Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ của chúng tôi”, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ có chất lượng vượt trội hơn so với sự mong đợi của Quý khách hàng. Với thái độ tận tâm, tận tụy, chuyên nghiệp, coi quyền lợi của Quý khách hàng chính là quyền lợi của công ty để nỗ nực đạt kết quả cuối cùng thật sự hoàn hảo và thỏa mãn được các yêu cầu của Quý khách hàng.

Đặc biệt, đến với chúng tôi Khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật trực tiếp bởi các Luật sư hàng đầu của Hãng Luật Thành Công. Khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ, Hãng Luật Thành Công sẽ chủ động liên lạc lại với Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710