Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu là việc mà doanh nghiệp cần làm để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đây cũng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Đơn đăng kí nhãn hiệu
Còn……trang bổ sung Trang bổ sung số:
Còn …… trang bổ sung Chú thích: Trong trang này và các trang sau, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu “x” vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.
|
Hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu quy định tại Phụ lục A – Mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Phần (1): Nhãn hiệu
Phần này của đơn đăng ký nhãn hiệu là để cho bạn dán mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ vào. Một số lưu ý về nhãn hiệu:
- Kích thước của mẫu nhãn hiệu không vượt quá khổ 80mm × 80mm
- Phải được trình bày đúng với màu sắc cần được đăng ký bảo hộ hoặc phải được trình bày dưới hình dạng đen trắng
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần được bảo hộ. Sẽ gồm có 3 loại hình chính trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu quy định gồm:
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo đúng với quy chế do tập thể đó quy định.
- Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác mà do chính mình đã bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự có liên quan đến nhau.
- Nhãn hiệu chứng nhận
Một số lưu ý khi viết mô tả:
- Mô tả rõ ràng, chi tiết những yếu tố cấu thành nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
- Nếu từ ngữ được sử dụng mô tả không phải là tiếng Việt thì cần phải phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;
- Mô tả hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là các yếu tố giúp phân biệt;
- Mô tả rõ ràng vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Phần (2): Cách điền phần “Chủ đơn” trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Điền thông tin chủ đơn là các tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu, bao gồm:
- Tên đầy đủ: Tên của tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Địa chỉ: Địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Điện thoại, fax, Email: Điền thông tin đầy đủ.
Trong trường hợp nếu có chủ đơn khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Ngoài chủ đơn khai tại mục này thì còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung”. Sau đó sẽ khai bổ sung thêm chủ sở hữu tại trang bổ sung của tờ khai.
Phần (3): Đại diện của chủ đơn
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại đối tượng đại diện của chủ đơn. Cụ thể:
- Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của trẻ vị thành niên.
- Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhận được ủy quyền của chủ đơn.
- Là người khác nhận được ủy quyền của chủ đơn: Cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng dầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài.
Đồng thời ghi chi tiết thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền làm đơn.
Nếu chủ đơn chính tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống phần này không cần điền.
Phần (4): Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Trong trường hợp nếu có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên thì đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại yêu cầu hưởng. Cụ thể:
- Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam;
- Theo đơn (các đơn) nộp theo công ước Paris;
- Theo thỏa thuận khác;
Đồng thời điền chi tiết thông tin theo yêu cầu ở cột bên: Số đơn, Ngày nộp đơn và Nước nộp đơn.
Nếu không có nhu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn thì bạn để trống phần này.
Phần (5): Phí, lệ phí
Tất cả các khoản phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu đều được liệt kê cụ thể trong mẫu đơn đăng ký. Đánh dấu “x” vào ô vuông ứng với các khoản phí mà đã nộp, đồng thời điền số đối tượng tính phí và số tiền nộp tương ứng vào 2 cột bên cạnh.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024
Phần (6): Các tài liệu có trong đơn
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với những tài liệu có trong hồ sơ chuẩn bị nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền chi tiết các thông tin theo yêu cầu.
*Lưu ý: Chỉ được điền những loại giấy tờ có trong hồ sơ
Các tài liệu tối thiểu mà cần phải có chuẩn bị trong hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp cho Cục Sơ Hữu trí tuệ.
Phần (7): Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Cần liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ, tuân theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự từ thấp đến cao.
Phần (8): Cam kết của chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Chủ đơn hoặc người đại điện của chủ đơn ký và ghi rõ họ tên khi làm tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp nếu chủ đơn/đại diện chủ đơn là cá nhân.
Nếu chủ đơn hoặc người đại diện của chủ đơn là tổ chức thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức đó.
Vậy nếu nhỡ may dính vi phạm nhãn hiệu thì phải giải quyết như thế nào?
Xem ngay: Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu ngay tại đây!
Trên đây là bài viết của Luật Thành Công chia sẻ về vấn đề “mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 1900633710 để được tư vấn và hỗ trợ.