Vấn đề “Xâm phạm quyền riêng tư” của mỗi cá nhân đang trở thành một vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự. Cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều sự đổi khác, xô bồ, tấp nập và áp lực hơn. Ngày nay, sự riêng tư không còn chỉ là sự riêng tư trong một không gian của riêng mình, trong căn phòng, trong chiếc chăn trùm kín mà nó còn bao hàm nhiều thứ khác như: suy nghĩ, đời tư, mạng xã hội, thông tin cá nhân.
Xâm phạm quyền riêng tư, hậu quả pháp lý và trách nhiệm bồi thường
Người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác, tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả và đối tượng bị xâm phạm mà người vi phạm sẽ chịu các hình thức xử phạt khác nhau.
Hình ảnh |
Danh dự, nhân phẩm, uy tín |
Thư tín, điện tín |
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Dùng ảnh trẻ dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà không được đồng ý (điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP) Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng: Dùng ảnh cá nhân để quảng cáo mà không được phép (điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Dùng ảnh người khác trên mạng xã hội mà không được cho phép (điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP). |
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng: đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP). |
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư thông qua việc xâm phạm điện tín, thư tín của người khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). |
Khái niệm và tầm quan trọng của việc xâm phạm quyền riêng tư
Khái niệm
Xâm phạm quyền riêng tư được hiểu là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể ở đây là việc một người có hành vi phát tán, tiết lộ thông tin riêng tư của cá nhân mà chưa được người đó đồng ý, trừ một số tình huống được phép theo quy định của pháp luật. Trừ khi được pháp luật cho phép còn lại tất cả những hành vi khác đều là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như đã trình bày, cuộc sống ngày càng phát triển, riêng tư cá nhân không còn gói gọn trong phạm vi thông tin mà còn bao hàm cả các nội dung khác như: hình ảnh, thư từ, danh dự, uy tín, đời tư, mạng xã hội, thông tin cá nhân khác, vì vậy khái niệm quyền riêng tư cũng có sự mở rộng về phạm vi lẫn nội hàm.
Tầm quan trọng
Quyền riêng tư là quyền nhân thân cơ bản, bất khả xâm phạm của bất kì một cá nhân nào trong xã hội, có đảm bảo được các quyền này, mỗi cá nhân mới có đầy đủ yếu tố cần thiết để phát triển toàn diện trong cuộc sống. Hơn thế nữa, để có thể tạo ra một xã hội bình ổn, văn minh, bảo vệ tốt các quyền cơ bản của công dân, pháp luật cũng cần tạo ra những hàng rào, hành lang pháp lý để ghi nhận và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân.
Tìm hiểu thêm: Phát Triển Định Danh Điện Tử Mức 2 An Toàn
Hậu quả của việc xâm phạm quyền riêng tư
Hiện nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ và truyền thông, hình ảnh và quyền riêng tư của cá nhân ngày càng trở nên quan trọng, thậm chí đang hình thành một xu hướng kinh doanh mới. Chính vì lẽ đó, yếu tố riêng tư cá nhân bị xâm phạm không chỉ còn ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự nhân phẩm mà còn có thể xâm phạm đến các lợi ích kinh tế của cá nhân đó…
Người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người khác, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi sẽ phải đối diện với những trách nhiệm pháp lý và hình thức xử lý khác nhau.
Pháp luật và quyền riêng tư về quan điểm pháp lý
Trên thực tế, hiện nay quyền riêng tư đã được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiều quốc gia và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế quan trọng. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, pháp luật nước ta đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Tham khảo thêm thông tin: Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Là Gì?
Tuy nhiên dưới góc nhìn của cuộc sống hiện nay, tuy pháp luật đã cụ thể hoá việc bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế, chưa bắt kịp với đời sống. Nhiều người đã không hiểu, hiểu sai hoặc cố tình vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm cá nhân… qua việc bịa đặt, làm lộ quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác, gây ra những phản ứng trái chiều, rối loạn trong xã hội. Chính vì những điều này thiết nghĩ pháp luật phải tiếp tục phát huy tinh thần đi sâu vào thực tế áp dụng trong xã hội để hài hoà, kịp thời bổ sung, bảo vệ tốt nhất cho từng cá nhân trong xã hội, đảm bảo cho xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng được bảo đảm tốt nhất các quyền của mình.