zalo-icon
phone-icon

Tách thửa hoặc hợp thửa đất đai theo quy định

Hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014 / NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Đất đai, Điều 75 quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất đai như sau:

tách thửa hoặc hợp thửa đất
Tách thửa hoặc hợp thửa đất đai

Điều kiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

Quy định về thửa đất được phép tách thửa, hợp thửa phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo một số điều kiện chung như sau:

Có thể bạn đọc quan tâm: Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Về tách thửa đất đai:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đáp ứng được điều kiện về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa;
  • Đất không có tranh chấp, không bị kê biên;
  • Đất còn thời hạn sử dụng;
  • Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của UBND các tỉnh, thành.

Về hợp thửa đất đai:

  • Các thửa đất có vị trí liền kề nhau;
  • Các thửa đất có cùng một mục đích sử dụng;
  • Phần diện tích sau khi hợp thửa không vượt hạn mức sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai hiện nay

Các bước làm thủ tục tách thửa và hợp thửa đất đai

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận ghi đầy đủ thông tin hồ sơ vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hay Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành:

  • Đo đạc địa chính;
  • Đăng ký biến động, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng góp vốn, thế chấp, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án);
  • Xác nhận những thay đổi vào Giấy chứng nhận và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND xã để trao cho trường hợp nộp hồ sơ tại xã (nếu tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất);
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND xã trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hồ sơ tách thửa và hợp thửa đất đai

Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu quy định: Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mẫu đơn yêu cầu tách thửa và hợp thửa đất đai

Mẫu đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất đai là Mẫu số 11/ĐK được đính kèm tại Phụ lục số 01 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Mẫu đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất đai

Mẫu đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất đai
Mẫu đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất đai

Những câu hỏi thường gặp, vấn đề có liên quan

Có được tách thửa đất không?

Trả lời: Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không thể tách thửa đất:

  • Đất đã có thông báo thu hồi;

Việc thu hồi dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất. Bạn đọc có thể tham khảo Thu hồi đất là gì? để biết rõ hơn về các trường hợp bị thu hồi đất

  • Đất đã hết thời hạn sử dụng;
  • Đất không có sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);
  • Đất đang bị tạm dừng thủ tục tách thửa;
  • Không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
  • Đất đang bị kê biên hoặc có tranh chấp;
  • Đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu (tùy theo từng tỉnh, thành khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau);

Ví dụ: Điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu để được tách thửa đất ở tại thành phố Hồ Chí Minh là:

Khu vực

Diện tích tối thiểu của thửa đất ở sau khi đã tách thửa

Kích thước tối thiểu của chiều rộng mặt tiền thửa đất ở sau khi đã tách thửa

Khu vực 1: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú và Tân Bình

36 m 2

3 m

Khu vực 2: Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức và thị trấn các huyện

50 m 2

4 m

Khu vực 3: Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn)

80 m 2

5 m

Tư vấn tách thửa khi mua bán đất?

Trả lời: Quý độc giả hãy liên hệ đến hotline 1900.633710 để được Chuyên viên pháp lý của Luật Thành Công tư vấn chi tiết về trường hợp mà Quý độc giả gặp phải nhé.

Tách thửa đất từ cha cho con?

Trả lời: Các bước thủ tục để tách thửa đất từ cha sang cho con cũng tương tự các bước tách thửa đất mà Luật Thành Công đã nếu ở phía trên.

Sau khi tách thửa xong, Quý độc giả cần tiến hành thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho con và sẽ phải nộp các khoản tiền như: Phí công chứng, lệ phí trước bạ (thu khi chuyển nhượng, được miễn khi tặng cho), phí thẩm định hồ sơ,…

Thủ tục chuyển nhượng hoặc cho tặng cho quyền sử dụng đất cho con như nhau:

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Bước 1: Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính
  • Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quý độc giả có thể xem chi tiết : Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Quy trình thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

  • Bước 1: Công chứng Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Kê khai nghĩa vụ tài chính.
  • Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK được đính kèm tại Phụ lục số 01 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
  • Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử đất.

Giải quyết tranh chấp tách thửa khi mua bán đất?

Trả lời: Khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc tách thửa để mua bán đất, cách giải quyết thường được ưu tiên lựa chọn là tự thỏa thuận hòa giải hoặc gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải, các bên có liên quan đến tranh chấp cần giữ bình tĩnh cùng thái độ thiện chí để trao đổi với nhau nhằm tìm ra được hướng đi phù hợp và tốt nhất cho các bên. Nếu các bên không có nguyện vọng giải quyết vấn đề trong hòa bình thì có thể lựa chọn phương án nộp đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc đưa đơn khởi kiện ra Tòa án nơi có thửa đất đang dính tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

Tuy nhiên không phải lúc nào có tranh chấp cũng có thể nộp đơn đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc kiện ra Tòa án nhân dân mà phải căn vào từng trường hợp, tính chấp vụ việc để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất và đúng theo quy định của pháp luật.

Thủ tục sang tên, tách thửa theo quy định của pháp luật như thế nào?

Trả lời: Quý độc giả vui lòng xem tại mục “Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai hiện nay” hoặc liên hệ số hotline: 1900.633710 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất mà Luật Thành Công gửi đến Quý độc giả nhằm giúp mọi người hiểu hơn về thủ tục này.

Để xem thêm những bài viết về pháp luật, Quý độc giả hãy truy cập trang web: luatthanhcong.com hoặc gọi đến số hotline: 1900.633710 để được tư vấn chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710