zalo-icon
phone-icon

Quy định pháp luật về nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế, nhượng quyền thương mại đang thay đổi nhanh chóng diện mạo và xu hướng thị trường Việt Nam, có thể kể đến như: Gongcha, Dingtea, McDonald’s, Haagen-Dazs, Pizza Hut, Burger King, Lotteria, BBQ Chicken, KFC…

Vậy quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại là gì? Để khách hàng hiểu rõ hơn, sau đây Công ty TNHH – Hãng Luật Thành Công xin đưa ra một quy số quy định pháp luật như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Luật thương mại năm 2005;
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 35/2006/NĐ-CP;
  • Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính nghị định hướng dẫn luật thương mại.

Tham khảo: Quy định pháp luật về hoạt động thương mại

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005, chúng ta có thể hiểu nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động trong thương mại trong đó có sự tham gia của thương nhân Việt Nam hay nước ngoài gọi chung là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do đó, bên nhượng quyền sẽ cấp quyền cho bên nhận quyền được thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng về hàng hóa, dịch vụ liên quan đến các nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đồng thời, được bên nhượng quyền trợ giúp, kiểm soát về việc kinh doanh đó.

Trong nhượng quyền thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, họ sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 286, 287, 288 và 289 Luật thương mại 2005 như sau:

  • Bên nhượng quyền được nhận tiền nhượng quyền, thực hiện các hoạt động quảng cáo, kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền phải thực hiện các hoạt động, công việc như cung cấp tài liệu, đào tạo, trợ giúp, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng được nhượng quyền…để đảm bảo hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền; (Điều 286 và 287)
  • Bên nhận quyền, cơ sở xác lập quyền chính là việc thực hiện các nghĩa vụ trên của bên nhượng quyền như được cung cấp đầy đủ các trợ giúp, đối xử bình đẳng,…Đồng thời, họ sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ với bên nhượng quyền như thanh toán các khoản tiền về nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu, thực hiện các công việc liên quan đến việc mua bán, cung ứng dịch vụ để đảm bảo hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền. Khi hợp đồng nhượng quyền đã chấm dứt phải ngừng ngay sử dụng các đối tượng được nhượng quyền. (Điều 288 và 289)

Lưu ý: Thương nhân chỉ được phép nhượng quyền thương mại khi đảm bảo được đối tượng sẽ nhượng quyền có thời gian ít nhất là 1 năm hoạt động (Điều 8 Nghị định 8/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP). Do đó, các bên cần đặc biệt lưu ý về điều này trước khi thỏa thuận với nhau về việc nhượng quyền.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại 

Thứ hai, một số chú ý về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thỏa thuận giữa các thương nhân về các vấn đề liên quan đến mua bán, cung ứng dịch vụ đối với các đối tượng sẽ được nhượng quyền bao gồm cả việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt về quyền, nghĩa vụ của các bên.

Khi thỏa thuận giao kết về hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại cần phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác trong đó có nêu rõ các thỏa thuận liên quan đến nội dung nhượng quyền như đối tượng, giá cả, phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, cần thỏa thuận rõ ràng về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng cũng như vấn đề gia hạn hay chấm dứt, giải quyết tranh chấp… đảm bảo có căn cứ để giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.
  • Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về ngôn ngữ, thời hạn của hợp đồng. Như vậy, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thời hạn đã thỏa thuận, chỉ trừ các trường hợp sau:

Có chuyển giao quyền thương mại;

Hợp đồng đơn phương chấm dứt do  vi phạm về nghĩa vụ, thương nhân nhận quyền vi phạm pháp luật có khả năng gây thiệt hại lớn về uy tín hoặc không còn đủ điều kiện để tiến hành công việc kinh doanh, bị giải thể, phá sản (Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).

  • Trong trường hợp nếu được bên nhượng quyền đồng ý, bên nhận quyền có thể nhượng quyền lại cho một bên thứ 3 và thương nhân nhận lại quyền này cũng sẽ phải thực hiên các quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân nhượng quyền giống như thương nhân đã nhận quyền (Điều 290 Luật thương mại 2005).
  • Trường hợp thương nhân Việt Nam muốn giao kết hợp đồng nhượng quyền với thương nhân từ nước ngoài vào Việt Nam cần xác định rõ thương nhân đó thực hiện việc đăng ký tại Bộ thương mại hay chưa nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc nhượng quyền được thực hiện. Đối với những trường hợp khác như nhượng quyền ở trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật không yêu cầu phải đăng ký nhưng phải báo cáo với Sở Công Thương (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP bổ sung Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Tham khảo thêm: 

Các sàn chứng khoán quốc tế và những điều cần biết

Thủ tục thành lập công ty vận tải nhanh gọn chi tiết 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710