Khi người lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động thì cần phải tuân thủ theo những quy định do cơ quan, tổ chức đó đưa ra. Những quy định này phải phù hợp và đúng theo pháp luật. Một trong các vấn đề thường hay xảy ra tại các cơ quan, công ty đó là vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc.
Câu hỏi tư vấn:
Cô X là nhân viên cấp dưỡng theo hợp đồng 68. Hiện nay, cô X đã tự ý nghỉ việc quá 2 tháng không có lý do. Tuy nhiên, cô X đã đi khỏi địa phương và không thể liên lạc được. Cho tôi hỏi đối với đơn vị sử dụng lao động thì phải tiến hành xử lý như thế nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Tôi xin cảm ơn.
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
II. Nội dung tư vấn
Căn cứ tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động như sau:
“Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Những trường hợp có thể xem là có lý do chính đáng cụ thể gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám/chữa bệnh có thẩm quyền và một số trường hợp khác được quy định cụ thể trong nội quy lao động.”
Có thể bạn quan tâm: Người lao động nghỉ ngang thì bị xử lý như thế nào?
Như vậy, cô X đã tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng và đã nghỉ việc quá 2 tháng, đồng thời cô X đã đi khỏi địa phương, không thể liên lạc được. Đối với trường hợp này, công ty bạn có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với cô X.
Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành lập biên bản vi phạm
Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của người lao động.
Bước 2: Thông báo đến tổ chức đại diện hoặc người đại diện của người lao động
Sau khi tiến hành lập biên bản, người sử dụng lao động sẽ thông báo đến tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, hoặc sẽ thông báo đến người đại diện theo pháp luật của người lao động nếu người lao động đó chưa đủ 15 tuổi.
Bước 3: Thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi (nếu có)
Đối với trường hợp khi người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động sau thời điểm mà hành vi vi phạm đó đã xảy ra, thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi mà người lao động đã vi phạm.
Đối với trường hợp vụ việc vi phạm mà có những tình tiết phức tạp chưa thể thu thập đủ chứng cứ, trường hợp này nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn trong việc xác minh, thu thập chứng cứ thì người sử dụng lao động có quyền cho người lao động tạm đình chỉ công việc.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động sẽ được tham khảo ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. Sau khi tham khảo ý kiến thì mới được thực hiện tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Bước 4: Thông báo thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thì người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động cụ thể như sau:
- Trước ngày tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người sử sụng lao động cần phải thông báo các thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp theo quy định của pháp luật (điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019), đảm bảo những thành phần người tham dự cuộc họp này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp thời hạn ít nhất là 05 ngày làm việc. Thông tin bao gồm:
- Nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động;
- Họ và tên người bị xử lý kỷ luật lao động;
- Hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động của người lao động.
- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, những thành phần phải tham dự họp theo quy định của pháp luật cần phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
Trường hợp nếu như một trong những thành phần phải tham dự không thể tham dự cuộc họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
Bước 5: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo như thời gian, địa điểm đã thông báo trước đó.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, trước khi kết thúc cuộc họp phải được thông qua và có chữ ký của những người tham dự cuộc họp.
Có thể bạn chưa biết: Sự có mặt của người lao động trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản phải nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 6: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.
Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động cụ thể bao gồm:
- Bản tường trình của người lao động về sự việc phải được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày làm việc, tính từ ngày người sử dụng lao động yêu cầu.
- Những tài liệu khác có liên quan bao gồm:
- Hợp đồng giao kết lao động, Biên bản ghi rõ sự việc xảy ra;
- Đơn tố cáo hoặc chứng từ hóa đơn và những tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp bị tạm giam/tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam/tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam/tạm giữ;
- Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần;
- Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ để chứng minh được coi là có lý do chính đáng.
Xem thêm: Thẩm quyền xử lý kỷ luật khi người lao động thuê lại vi phạm
Xem thêm: Sắp xếp vị trí việc làm đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước