Mua hàng trên mạng bị lừa thì xử lý như thế nào? Hiện nay vấn đề này rất phổ biến nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay. Hãy theo chân Luật Thành công để giải đáp vấn đề này ngay nhé!
Vấn đề của khách hàng gặp phải:
” Khách hàng mua hàng trên mạng, đã thanh toán trước nhưng bên bán không giao hàng? Xử lý và khắc phục trường hợp này như thế nào? “
Hiện nay, vấn đề mua hàng thanh toán trước nhưng không nhận được hàng xảy ra khá phổ biến. Khi người bán và người mua thực hiện việc mua bán hàng hóa thông qua phương tiện điện tử, lúc này giữa cả hai đã xác lập hợp đồng mua bán theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015, phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán theo đúng thỏa thuận. Như vậy, bên bán không thực hiện việc giao hàng cho bên mua chính là đã vi phạm nghĩa vụ của mình.
Căn cứ Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự quy định:
“1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2.Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện.”
Vì thế, việc bên mua đã thanh toán đủ số tiền nhưng bên bán không giao hàng (trừ khoản 2,3 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015) thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận hoặc hoàn tiền đã thanh toán và bồi thường thiệt hại nếu có.
Xem thêm: Chuyển tiền nhầm vào công ty đã bị phá sản phải làm sao?
Trong trường hợp bên bán không thực hiện việc giao hàng theo khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015, có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự về tội chiếm đoại tài sản thì lúc này bên mua có quyền khởi kiện bên bán như sau:
Khởi kiện dân sự và thủ tục khởi kiện
- Bước 1: Cơ quan, tổ chức cá nhân tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc
- Bước 3: Cung cấp cho Tòa án nhân dân toàn bộ tài liệu, chứng cứ toàn bộ tài liệu để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ (hóa đơn chuyển khoản, hình ảnh tin nhắn, ghi âm, ghi hình,…).
- Bước 4: Tòa thụ lý vụ án;
- Bước 5: Thực hiện việc hòa giải giữa các bên;
- Bước 6: Chuẩn bị xét xử (khi hòa giải không thành)
- Bước 7: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử, yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận hoặc trả tiền cho bên mua và bồi thường thiệt hại nếu có.
Ngoài ra, nếu bên bán có dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạn số tiền hàng hóa bạn đã thanh toán như: không liên lạc qua các phương tiện điện tử được hoặc các thông tin cung cấp để thực hiện việc trao đổi mua bán là không đúng sự thật,…. Đồng thời, bên bán đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản thì bên bán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn có quyền gửi đơn tố giác tội phạm tới Cơ quan có thẩm quyền tại Điều 145 – Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản doanh nghiệp
Khởi tố hình sự và thủ tục khởi tố
- Bước 1: Đến cơ quan công an tại địa phương thực hiện tố giác tội phạm.
- Bước 2: Cung cấp đầy đủ các bằng chứng, chứng cớ, tài liệu, vật chứng liên quan… cho cơ quan công an địa phương.
- Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn tố giác, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
- Bước 5: Viện kiểm sát truy tố và tòa án nhân dân cấp quận/huyện có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xét xử theo quy định pháp luật.
- Bước 6: Sau khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có), Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định cụ thể truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc người phạm tội lừa đảo trả lại tiền cho bị hại.
Việc trao đổi mua bán hàng hóa qua mạng xảy ra rủi ro là điều không thể tránh, tuy nhiên nếu có thể thực hiện các điều sau, việc mua hàng của bạn có thể sẽ an toàn hơn, tránh được việc không nhận được hàng dù đã thanh toán đủ tiền.
Đầu tiên, người mua cần phải thỏa thuận kỹ giữa bên bán về phương thức, thời gian thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Người mua có thể yêu cầu bên bán nhận hàng trước rồi thanh toán sau; thanh toán trước bao nhiêu % trên tổng giá trị đơn hàng và sau khi nhận hàng sẽ thanh toán số còn lại; bên cạnh đó người mua hàng nên yêu cầu bên bán cung cấp các thông tin cá nhân như căn cước công dân hoặc mã số thuế doanh nghiệp (nếu có); địa chỉ của người bán, cách thức liên lạc ngoài số điện thoại,…
Trên sàn thương mại điện tử cũng có mục đánh giá trải nghiệm mua hàng của những khách hàng trước, người mua nên tham khảo, cân nhắc khi mua hàng để có thêm thông tin về độ uy tín của người bán.
Ngoài ra, giao dịch trao đổi hàng hóa trên mạng thường xuất hiện trên sàn thương mại điện tử, đây là trung gian giữa người bán và người mua, người mua nên lựa chọn các sàn giao dịch uy tín và tìm hiểu kỹ các chính sách về hoàn tiền, đổi trả hàng hóa để có thể bảo đảm tốt quyết lợi của mình.
Tham khảo thêm:
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động Với Người Dưới 18 Tuổi