zalo-icon
phone-icon

LƯƠNG LÀ GÌ? Các quy định về lương mới nhất 2024

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chế định tiền lương bao gồm các quy định như về lương tối thiểu, bảng lương, thang lương, những hình thức trả lương, quy định về nguyên tắc trả lương, lương khi làm việc vào ban đêm, lương khi ngừng việc, tiền thưởng, khấu trừ lương, tạm ứng lương… Có thể thấy, thông thường việc trả lương sẽ được tiến hàng sau mỗi tháng người lao động làm việc; bên cạnh đó, việc trả lương còn có hình thức trả lương theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo ca làm việc, cùng với cơ chế trả lương theo thời gian quy định hai bên đã thỏa thuận. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các vấn đề về tiền lương cũng như quy định trong việc trả lương mới nhất 2024.

Khái niệm về tiền lương?

 Có thế nói tiền lương là nội dung các bên trong quan hệ lao động đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng và quyết định tới sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động. Xét từ khía cạnh kinh tế, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động sau khi đã hoàn thành công việc theo như thỏa thuận đã định trước, đây được xem là biểu hiện bằng tiền của giá trị về sức lao động.

Về phía người sử dụng lao động, tiền lương được xem là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất và nó được xem là một trong những yếu tố hình thành nên chi phí sản xuất, do đó, để đạt được những tiêu chí về lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao dộng cần phải cân đối.

Về phía người lao động, tiền lương được xem là kinh phí để bù đắp cho hao phí sức lao động mà họ nhận được, là khoản thù lao trong hoạt động tham gia lao dộng, sản xuất.

Mặc dù vậy, trong mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, có thể thấy tiền lương vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật ở những khía cạnh nhất định.

Có thể thấy, tiền lương có nhiều định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau, như được quy định trong Điều 1 Công ước số 95 vào năm 1949 về bảo vệ tiền lương hay Tổ chức Lao động quốc tế cũng đã đưa ra nhiều dấu hiệu cơ bản để nhận biết tiền lương. Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia cũng có các học thuyết, quan điểm, nội dung xoay quanh vấn đề tiền lương như Nhật Bản, Pháp… Nhiều nước còn phân định rõ tiền lương doanh nghiệp và tiền lương trả cho người lao động làm trong khu vực nhà nước với các nội dung được cấu thành khác nhau.

Ở nước ta, trải qua các giai đoạn khác nhau, cùng với sự điều chỉnh của pháp luật, sự phát triển của nền kinh tế, với các góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệm về tiền lương cũng có nhiều sự thay đổi và khác nhau. Từ khía cạnh kinh tế, tiền lương được hiểu là giá cả của sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhằm tạo ra sự phù hợp giữa cung – cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài ra, từ khía cạnh kinh tế lao động, tiền lương được xem là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà người lao động được hưởng từ công việc mà họ đang làm. Từ khía cạnh pháp luật, khái niệm về tiền lương xoáy sâu vào các căn cứ trả lương và sự điều chỉnh của pháp luật.

Hiện nay, khái niệm tiền lương được quy định cụ thể, đơn giản tại Điều 90  của Bộ Luật Lao động năm 2019. Theo đó, tiền lương được hiểu rõ hơn về bản chất, được xem là giá cả của sức lao động trên cơ sở thỏa thuận từ trước trong quá trình thực hiện công việc.

Khái niệm tiền lương
Khái niệm tiền lương

Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

Có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tiền lương khi ta xem xét đến bộ phận cấu thành hay về nội hàm.

Tiền lương có nhiều bộ phận cấu thành và có quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ nhau, tạo điều kiện khi xác định các bên chưa tính hết hoặc tính chưa đầy đủ đảm bảo giá trị sức lao động. Để bù đắp những yếu tố không ổn định  của điều kiện lao động chưa được xác định rõ được thực hiện qua chế độ phụ cấp. Với sự hiện diện của các yếu tố này và nhằm đảm bảo tính công bằng, thu hút hoặc để bù đắp giá trị mà  người sử dụng lao động chủ động quy định và thực hiện bằng chế độ phụ cấp cho người lao động.  Bên cạnh đó, về các khoản bổ sung, có thể gồm các khoản tiền bổ sung bên ngoài mức lương, chế độ phụ cấp lương và có liên quan đến quá trình thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận, trong đó, khoản bổ sung không gồm tiền thưởng, tiền ăn giữa các ca, khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận.

Tiền lương ngày càng trở nên gần gũi, tương thích với định nghĩa về thu nhập trong quan hệ lao động ở phạm vi nhất định khi việc tiếp cận nội dung tiền lương càng mở rộng.

Kỳ hạn trả lương

Quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

– Người lao động được hưởng lương theo giờ, theo ngày, theo tuần làm thì sẽ được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc có thể được trả gộp nếu hai bên đã thỏa thuận nhưng không được quá 15 ngày phải trả gộp một lần.

– Người lao động được hưởng lương theo tháng sẽ được trả lương một tháng một lần hoặc được trả nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương phải do hai bên cùng thỏa thuận và phải xác định vào thời điểm thống nhất có tính chu kỳ.

– Người lao động được hưởng lương theo sản phẩm làm ra, theo khoán được trả lương do thỏa thuận giữa hai bên; nếu quá trình thực hiện công việc diễn ra trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng trước tiền lương theo lượng công việc đã làm trong tháng đó.

– Trong trường hợp bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm mọi phương pháp khắc phục nhưng không thể trả lương theo đúng thời hạn thì không được chậm trễ quá 30 ngày; nếu người sử dụng lao động chậm trả lương từ 15 ngày trở lên thì họ phải đền bù cho người lao động một số tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng tại nơi người sử dụng lao động đã mở tài khoản trả lương cho người lao động được công bố vào thời điểm trả lương.

Có thể bạn quan tâm: Không trả lương cho người lao động

Các quy định về lương
Các quy định về lương

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Người lao động khi làm thêm giờ sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả mà theo công việc người lao động đang làm như sau:

– Vào những ngày thường, mức ít nhất bằng 150%;

– Vào những ngày nghỉ hằng tuần, mức ít nhất bằng 200%;

– Vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ có hưởng lương, mức ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động được hưởng lương theo ngày.

Có thể bạn quan tâm: Cách tính tiền lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Người lao động sẽ được trả thêm mức ít nhất bằng 30 % tiền lương khi tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc mà người lao động làm vào ngày làm việc bình thường khi làm việc vào ban đêm.

Người lao động khi làm việc thêm giờ vào ban đêm, thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương được tính theo đơn giá tiền lượng hoặc tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm vào ban ngày trong ngày làm việc bình thường hoặc vào ngày nghỉ hằng tuần hoặc vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.

Xem thêm:Làm việc vào ca đêm hưởng lương như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710