zalo-icon
phone-icon

Đóng BHYT lần đầu cho người lao động

Trách nhiệm đóng BHYT lần đầu cho người lao động của người sử dụng lao động

Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì đóng bảo hiểm y tế là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là quản lí doanh nghiệp hưởng lương; cán bộ, công chức, viên chức. 

Hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ trích tiền đóng từ tiền lương của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thủ tục đăng ký bhxh lần đầu cho người lao động

Mức đóng BHYT lần đầu cho người lao động

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP thì mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động

Bên cạnh đó, theo mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động thì theo Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế hướng dẫn như sau: Người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 của mức đóng, như vậy người sử dụng lao động đóng 3% còn người lao động sẽ đóng 1,5% cho lần đầu đóng BHYT.

Xem thêm chi tiết: Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp làm như nào?

Trình tự, thủ tục đóng BHYT lần đầu cho người lao động

Trình tự thực hiện

Bước 1: Đối với người lao động

  • Tờ khai tham gia Bảo hiểm ý tế
  • 02 ảnh màu cỡ 03 x 04 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia 01 ảnh lưu đính kèm hồ sơ)
  • Trường hợp với người lao động đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: nộp thêm giấy xác nhận thời gian đóng nhưng chưa được hưởng do cơ quan BHXH cấp.
  • Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công…): nộp thêm bản sao giấy tờ chứng minh.

Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động

  • Hướng dẫn người tham gia BHYT kê khai, kiểm tra, đối chiếu và ký trong tờ khai.
  • Nộp hồ sơ theo quy định tại mục thành phần/số lượng/dữ liệu điện tử, nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH.

Lưu ý: Đối với đơn vị đóng theo tháng hoặc 6 tháng một lần: yêu cầu nộp them văn bản đăng ký phương thức đóng (Mẫu D01-TS); phương án sản xuất, kinh doanhl phương thức trả lương.

Bước 3: Đối với cơ quan BHXH

  • Bộ phận một cửa:
  • Tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có) của đơn vị tham gia BHYT.
  • Thực hiện việc kiểm đếm thành phần và số lượng, nếu đã đúng và đủ theo quy định thì viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đúng và thiếu thì ghi rõ và trả lại để bổ sung. Sau khi bổ sung đúng và đủ, chuyển hồ sơ cho bộ phận Thu theo quy định.
  • Bộ phận Thu:
    • Kiểm tra và đối chiếu hồ sơ, nhập dữ liệu và hệ thống quản lý thu.
    • Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ thẻ.
    • Bộ phận Cấp sổ thẻ:
    • Kiểm tra và đối chiếu hồ sơ sau đó gửi dữ liệu hồ sơ về cơ quan BHXH tỉnh.
    • BHXH tỉnh kiểm tra và phê duyệt thì in sổ BHXH (đối với trường hợp chưa có sổ BHXH), thẻ BHYT; chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.

Góc giải đáp: Cá độ bóng đá như thế nào là hợp pháp?

Thời hạn giải quyết

Thời hạn cấp thẻ BHYT tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Giải đáp thắc mắc: Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710