zalo-icon
phone-icon

Khái quát chung về Công trình ngầm

Công trình ngầm đề cập đến các cơ sở và hạ tầng không nằm trên bề mặt mà ẩn dưới đất, như hệ thống cấp nước, cống thoát nước, đường hầm, hệ thống cáp quang, và nhiều công trình khác. Quy hoạch không gian ngầm đặt ra kế hoạch chi tiết về vị trí, mục đích, và sự tương tác giữa các công trình ngầm trong một khu vực cụ thể, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong việc quản lý hạ tầng ngầm.

Luật đất đai và các quy định liên quan quy định về việc sử dụng đất để xây dựng các công trình ngầm, bao gồm quy định về mục đích sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cũng như điều kiện và quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu cần thiết cho việc xây dựng công trình ngầm.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NGẦM

Hiện nay, quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa ngày càng tăng nhanh. Các công trình ngầm ngày càng được ưu ái và quan tâm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang được ưu tiên để đưa vào thi công với một số công trình trọng điểm lớn.

Bên cạnh đó, quỹ đất xây dựng đô thị hầu như cạn kiệt, các không gian công cộng, không gian xanh đang ngày càng bị thu hẹp dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị ngày càng trầm trọng. Do đó, công trình ngầm đô thị, không gian ngầm hiện đã và đang là các giải pháp tối ưu trong sử dụng quỹ đất có hiệu quả đang ngày một eo hẹp của các đô thị.

Đứng trước vấn đề này, Việt Nam đang theo xu hướng sử dụng, khai thác và quản lý phát triển không gian theo chiều sâu và coi đó là không gian thứ hai của đô thị.

Do đó, trong quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển các đô thị, đặc biệt đối với các đô thị lớn cần phải có sự kết hợp hài hòa chặt chẽ giữa các công trình trên mặt đất và công trình được xây dựng dưới mặt đất (công trình ngầm) để đảm bảo hiệu quả công trình. Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng không gian ngầm để xây dựng các công trình ngầm có nhiều lợi thế khác nhau. Lợi thế này đã góp phần đảm bảo an toàn và thuận lợi cho mọi điều kiện sinh hoạt của người dân trong khu vực có công trình ngầm.

Công trình ngầm
Công trình ngầm

QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN NGẦM

Quy hoạch không gian ngầm có thể được hiểu là việc phân bổ, sắp xếp các hoạt động xây dựng trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm. Quy hoạch không gian ngầm sẽ giúp cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và đó là cơ sở để thiết lập các kế hoạch phát triển.

Trong pháp luật Việt Nam, quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị được quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị. Nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị trong đồ án quy hoạch đô thị phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
  • Đối với các đô thị đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt hoặc trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngầm nhưng chưa được xác định trong đồ án quy hoạch được duyệt, việc tiến hành lập quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
  • Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm được lập cho đô thị; quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm được lập cho khu vực đô thị hoặc được lập để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm. Nội dung lập quy hoạch tuân thủ theo quy định về Nội dung quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị và Nội dung quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm đô thị.
  • Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch đô thị

Vì vây, quy hoạch không gian ngầm có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Bên cạnh đó pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể về các yêu cầu, nội dung quy hoạch (quy hoạch chung và chi tiết) về không gian ngầm.

QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM

Quy định về đất xây dựng công trình ngầm trong pháp luật Việt Nam định rõ rằng đất công trình ngầm là phần đất dành cho việc xây dựng công trình nằm dưới lòng đất, không liên quan trực tiếp đến các công trình xây dựng trên bề mặt đất. Các công trình ngầm này thường bao gồm hệ thống đường dây cấp điện, thông tin liên lạc, và cáp quang, cùng với hầm giao thông, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe, và các cơ sở phục vụ giao thông khác.

Quy trình quy hoạch đất xây dựng công trình ngầm cần phải tuân theo các quy định của pháp luật và phải kết hợp với các quy hoạch xây dựng công trình ngầm, kế hoạch sử dụng đất, và các quy hoạch khác liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quyền quyết định về việc giao đất và cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ.

QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY DÂN DỤNG

Theo quy định của Điều 156 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phục vụ hoạt động hàng không dân dụng tại các cảng hàng không và sân bay bao gồm:

  • Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không và sân bay.

  • Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không và sân bay, bao gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.

  • Đất xây dựng cơ sở và công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không và sân bay.

  • Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự gia tăng của giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các quốc gia, cảng hàng không và sân bay đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Các quy định và chính sách pháp luật về đất cảng hàng không và sân bay đang được ban hành để đảm bảo sự phát triển và quản lý hiệu quả của cơ sở hạ tầng hàng không dân dụng tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển và hội nhập quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710