zalo-icon
phone-icon

Biên bản thanh lý hợp đồng

Chủ đề hợp đồng và những vấn đề liên quan tới nó thật không dám phủ nhận là xảy ra rất nhiều tại thực tế đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều thì ngày càng đặt ra nhiều dấu chấm hỏi. Có rất nhiều câu hỏi Hãng Luật Thành Công nhận được về biên bản thanh lý hợp đồng. Cùng Luật Thành Công giải đáp nhé! 

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là một hình thức ghi nhận sự thống nhất của các bên sau khi các bên tham gia ký kết hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng xác nhận tiến độ công việc, xác nhận phần nghĩa vụ đã hoàn thành và chưa hoàn thành, xác nhận phần quyền lợi đã được hưởng và chưa được hưởng của các bên. 

Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ thì biên bản thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ “hết hiệu lực”. Bởi vì thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ xuất hiện và được ghi nhận trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trong Điều 28. Nhưng, từ khóa này không còn được tìm thấy ở trong Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại hiện hành, mà đã được thay thế “thanh lý” bằng “chấm dứt”. Ví dụ tại Điều 422 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Chấm dứt hợp đồng.

Nếu thuật ngữ không còn được ghi nhận, vậy tại sao hiện nay mọi người vẫn sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng? Sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng nhằm mục đích gì?

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đơn vị thành lập công ty, doanh nghiệp uy tín – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng?

Mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng không hẳn là làm chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng, cũng như chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên đối với hợp đồng đã được kýkí kết. Mà dựa trên thỏa thuận, ý chí của các bên theo nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự về sự bình đẳng, tôn trọng sự tự do, tự nguyện cam kết. Biên bản thanh lý hợp đồng lập ra để các bên tổng kết công việc, đồng thời xác định các bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhận lại toàn bộ quyền lợi hay chưa.Xác định trách nhiệm cho những tồn tại về mặt công việc, đưa ra phương án giải quyết hậu quả nếu chưa hoàn thành khi thời hạn hợp đồng đã hết.Cuối cùng, dựa vào biên bản thanh lý hợp đồng đó, các bên sẽ được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đồng thời ngăn chặn được nhưng tranh chấp pháp lý sau này.

Có bắt buộc lập biên bản thanh lý hợp đồng?

Biên bản thanh lý hợp đồng không có tính bắt buộc về mặt pháp lý. Thế nhưng, để tránh các tranh chấp về phần nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, thủ tục này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ để tránh sai sót phiền phức, ảnh hưởng đến quyền lợi đôi bên sau này. 

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách đặt tên hộ kinh doanh – Luật Thành Công

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số:……../TLHĐ

Hôm nay, ngày…./…./…… Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số …… ký ngày …/…/…. Và biên bản nghiệm thu số …. Lập ngày …./…./……

Chúng tôi gồm:

BÊN A:…………………………Người đại diện……………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………..

Mã số thuế:……………cấp ngày…………….tại…………………

BÊN B:………………………Người đại diện……………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………..

Mã số thuế:……………cấp ngày…………….tại…………………

Sau khi nghiệm thu công trình, dựa vào sự thỏa thuận của hai bên, hai bên cùng đồng ý ký biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế số …… về việc……….

Bên A đồng ý thanh toán sau khi bên B đã hoàn thành nghĩa vụ ………… như thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế số……….

Bên A thanh toán cho bên B tổng số tiền là:……………………………………………

Hai bên cùng đồng ý sẽ không phát sinh tranh chấp sau này.

Biên bản được lập tại………………………. gồm….. trang…… bản ,mỗi bên giữ… bản.

 

BÊN A BÊN B

 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN 

Hôm nay, ngày…./…./….. Căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa hai bên đã ký với nhau số …..Ký kết ngày…/…/…. Chúng tôi gồm có:

BÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA: BÊN A

Công ty:………………………………….. Đại diện bởi:………………………….

Giấy Chứng nhận ĐKKD số:………………..Nơi cấp:………………………………

Trụ sở :……………………………………………………………………………….

BÊN MUA HÀNG: BÊN B

Ông/Bà:………………………………………………………………………………..

Số CCCD:…………………………………………………………………………….

Địa chỉ :……………………………………………………………………………….

Hai bên thống nhất với nhau về việc ký vào biên bản thanh lý hợp đồng này, bao gồm các điều khoản sau đây:

ĐIỀU 1: THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Căn cứ vào hợp đồng số ….. được ký ngày…/…./….. bởi hai bên…………..………………. Và………………………Sau khi thỏa thuận, hai bên nhận thấy mình đã đạt được mục đích hợp đồng và nhận đủ lợi ích nên hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý hợp đồng này. 

ĐIỀU 2: NGHĨA VỤ CÁC BÊN ĐÃ THỰC HIỆN

2.1. Bên A đã hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa đúng với thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với bên B gồm: 

– Tên mặt hàng đã đặt:…………………………………………………………………

– Mã số hàng hóa đã đặt :………………………………………………………………

– Số lượng mà bên A đã cung cấp:……………………………………………………

2.2. Bên B  đã thanh toán cho bên A số tiền …………………. theo như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa số…… ký ngày …/…/….

ĐIỀU 3: PHẦN NGHĨA VỤ CÒN LẠI

3.1. Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của bên A sẽ kèm theo từng mã hàng hóa cụ thể. Bên A đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo hành hàng hóa cho tất cả hàng hóa đã cung cấp cho bên B trong thời hạn 1 năm kể từ ngày lập phiếu bảo hành đối với từng mã hàng hóa.

3.2. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày phát hiện lỗi của hàng hóa bên B có nghĩa vụ phải báo cho bên A để bên A thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Nếu bên B không thông báo trong thời hạn như trên đã quy định thì bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về lỗi của mã hàng hóa đó.

ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

– Dựa trên sự tự nguyện hai bên nhất trí cùng ký vào biên bản này và không có phát sinh bất cứ tranh chấp nào với phần nghĩa vụ đã thực hiện.

– Hai bên sẽ đảm bảo thực hiện phần nghĩa vụ còn lại như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa số…. được ký ngày …./…./….. 

– Biên bản được lập thành….. bản, mỗi bên giữ ……bản 

Bên A                                                                                 Bên B

 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

 

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ

(V/v: …………..)

Bên sử dụng dịch vụ (Bên A):

Ông : …………………………….. Sinh năm: ………….

CCCD số      : ………………………………

Thường trú tại địa chỉ:………………………………………………….

Bên cung cấp dịch vụ (Bên B): CÔNG TY …………………………………………

Địa chỉ      : …………………………………………………………………………

Điện thoại : …………………………………………………………………………

Đại diện pháp luật:……………………………… – Chức vụ: ………………………..

Sau khi bàn bạc thống nhất, hai bên đồng ý ký Biên bản thanh lý với các nội dung sau:                  

Điều 1: Hai bên đồng ý thanh lý thỏa thuận giao kết sử dụng dịch vụ ……………………… ngày …../…./……

Điều 2: Bên cung cấp dịch vụ, bàn giao …………………….. cho bên sử dụng dịch vụ; Bên sử dụng dịch vụ đồng ý về việc không nhận lại và bên cung cấp dịch vụ đồng ý không hoàn lại phần phí dịch vụ đã nhận.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận chấm dứt kể từ khi ký Biên bản này. Đây là thỏa thuận cuối cùng của hai Bên. 

Điều 4: Thỏa thuận giao kết sử dụng dịch vụ ……………………….. ngày …./…/…… chấm dứt hiệu lực kể từ ngày ký Biên bản thanh lý này. Hai bên cam kết không tranh chấp, khiếu nại đối với hợp đồng này.

Điều 5: Biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Bên A

Bên B

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

 Biên bản thanh lý hợp đồng thuê căn nhà số….. đường…..phường……thành phố…..tỉnh…….

Căn cứ theo hợp đồng thuê nhà số….. ký ngày…./…./……

Chúng tôi gồm:

Chủ  nhà: Bên A

Ông/ Bà : …………………………….. Sinh năm: ………….

CCCD số      : ………………………………

Thường trú tại địa chỉ:………………………………………………….

Bên thuê nhà: Bên B

Ông/ Bà : …………………………….. Sinh năm: ………….

CCCD số      : ………………………………

Thường trú tại địa chỉ:………………………………………………….

Dựa vào sự tự nguyện thỏa thuận, hai bên thống nhất đưa ra ý kiến sau:

Điều 1. Hợp đồng cho thuê nhà mà hai bên đã ký kết sẽ hết hiệu lực kể từ ngày…/…../…..

Vì  :…………………………………………………………………………….

Điều 2.  Bên thuê sẽ dọn ra vào ngày …./…./…… và 01 ngày sau đó bên chủ nhà sẽ hoàn lại tiền cọc …………….. đồng cho bên thuê.

Điều 3. Hai bên đã nhận đủ quyền lợi và thực hết đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, vì vậy cả hai bên đồng ý sẽ không có phát sinh tranh chấp sau này.

Điều 4. Hợp đồng lập tại………………, gồm ….. trang …. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

 

          BÊN A                  

BÊN B

                                      

 

Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng

Để biên bản thanh lý hợp đồng đạt được mục đích cuối cùng là tránh tranh chấp phát sinh sau này, khi lập biên bản thanh lý hợp đồng cần lưu ý những nội dung sau:

Thứ nhất: để đảm bảo chính xác nội dung biên bản phải dựa trên căn cứ của hợp đồng chính, theo đúng quy định của pháp luật. 

Thứ hai, thông tin ghi trên biên bản đầy đủ các điều khoản ràng buộc có trong hợp đồng.  Đầy đủ thời gian, địa điểm lập biên bản cũng như thông tin về các bên ký kết hợp đồng chính.

Thứ ba, lối hành văn và diễn đạt cần phải chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tránh lan man dài dòng.

Tham khảo thêm: Bật mí cách đặt tên công ty đúng pháp lý – có ví dụ hay nhất 2022

Có được tự ý thanh lý hợp đồng khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác?

Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2015, quy định về hợp đồng ủy quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền, quyền của bên được ủy quyền tại Điều 562, Điều 565, Điều 566 thì:

Khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác,tức là người ký hợp đồng là người được ủy quyền. Người được ủy quyền lúc này nhân danh bên ủy quyền ký vào hợp đồng. Ngoài nhiệm vụ nhân danh bên ủy quyền ký vào hợp đồng ra thì bên được ủy quyền không có nghĩa vụ và quyền hạn khác đối với hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc bên được ủy quyền không có quyền và nghĩa vụ đối với việc thanh lí hợp đồng. Do đó, có thể tự ý thanh lý hợp đồng khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710