zalo-icon
phone-icon

Hợp đồng ngoại thương và những điều bạn cần biết

Quá trình trao đổi giữa người mua và người bán thường xuyên được được thỏa thuận bằng hợp đồng, đặc biệt là việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Khi đó hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng ngoại thương (Sale contract) theo nguyên tắc trên. Để tìm hiểu rõ hơn về Hợp đồng ngoại thương, Luật Thành Công mời quý bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới.

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán của hai quốc gia khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa kể cả quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Có thể nói hợp đồng ngoại thương là “hợp đồng chính thức mà người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua. Theo các điều khoản và điều kiện nhất định được thể hiện qua văn bản có chữ ký của cả hai bên.” 

Xem thêm : Hồ sơ thực hiện quảng cáo trong từng lĩnh vực 

Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng ngoại thương được xem là cơ sở pháp lý để xác lập quyền, nghĩa vụ và các vấn đề có liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. 

Nội dung cần có trong hợp đồng ngoại thương

–  Tên hàng

– Chất lượng – phẩm chất

– Số lượng hàng hóa 

– Giá cả

– Cách thức giao hàng

– Phương thức thanh toán của bên mua cho bên bán

– Thông tin, nội dung về bao bì của sản phẩm

– Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa

– Trường hợp miễn trách nhiệm hoặc bất khả kháng 

– Chi tiết về khiếu nại

– Quy định về trọng tài

– Bảo hiểm

Tham khảo thêm: Nhà đầu tư chứng khoán là gì? Khái niệm, phân loại 

Các loại hợp đồng ngoại thương hiện nay

Hợp đồng ngoại thương được phân loại dựa trên 3 tiêu chí: thời gian thực hiện hợp đồng, nội dung kinh doanh của hợp đồng, hình thức của hợp đồng. Cụ thể:

– Dựa theo thời gian thực hiện của hợp đồng:

  • Hợp đồng ngắn hạn: được ký kết trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ sau một lần ký kết là cả 2 bên sẽ hoàn thành nghĩa vụ. 
  • Hợp đồng dài hạn: được thực hiện trong thời gian lâu dài và việc trao đổi hàng hóa được thực hiện nhiều lần. 

– Dựa theo nội dung kinh doanh của hợp đồng:

  • Hợp đồng xuất khẩu: hợp đồng bán hàng cho người nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa ra nước ngoài. Đồng thời, chuyển quyền sở hữu hàng hóa sang người mua ở nước ngoài.
  • Hợp đồng nhập khẩu: hợp đồng mua hàng từ nước ngoài và đưa hàng hóa vào trong nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
  • Hợp đồng tái xuất khẩu: hợp đồng xuất khẩu hàng hóa trước kia đã nhập từ nước ngoài vào và những sản phẩm này chưa qua chế biến, sản xuất ở trong nước.
  • Hợp đồng tái nhập khẩu: hợp đồng mua hàng hóa do nước mình sản xuất và bán qua nước ngoài, những sản phẩm này đều phải chưa qua quá trình chế biến và sản xuất ở nước ngoài.
  • Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: đây là những hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về nước để gia công, lắp ráp hoặc chế biến thành sản phẩm và tiêu thụ ở nước nhập nguyên liệu. Điều này được hiểu là những sản phẩm này sẽ không phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở nước sản xuất.

– Dựa theo hình thức hợp đồng:

  • Hợp đồng văn bản
  • Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên
  • Hợp đồng miệng

Trong đó, hợp đồng văn bản vẫn được ưu tiên hàng đầu bởi nó bảo đảm sự an toàn, toàn diện và rõ ràng trong bản hợp đồng.

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty kế toán mới nhất hiện nay 2023

Những điều khoản quan trọng cần chú ý trong hợp đồng thương mại

– Điều khoản về nghĩa vụ thanh toán: phương thức thanh toán, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán nên được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng khi ký kết, bao gồm cả quy định lãi suất trả chậm.

– Điều khoản về chiết khấu

– Điều khoản về các trường hợp miễn trách nhiệm hoặc sự kiện bất khả kháng

– Điều khoản về số lượng của hàng hóa giao dịch

– Điều khoản về giá cả

– Điều khoản cách thức giao hàng

– Điều kiện liên quan đến thanh toán của bên mua cho bên bán 

– Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa

– Điều khoản về trọng tài

– Bảo hiểm

Cách soạn một hợp đồng ngoại thương 

Phần Mở Đầu

– Tên hợp đồng: tên hợp đồng + tên hàng hóa/tên dịch vụ

– Số và ký hiệu của hợp đồng

– Căn cứ ký kết hợp đồng, có thể là căn cứ theo bộ luật thương mại quốc tế, căn cứ thông qua bộ luật của nước xuất khẩu, hoặc nước nhập khẩu,… Hoặc có thể là nhu cầu và khả năng của các bên,… 

– Thời gian ký kết hợp đồng 

– Thông tin các bên tham gia ký kết hợp đồng: số hộ chiếu, thông tin liên lạc (điện thoại, email, fax…), địa chỉ, tên ngân hàng và số tài khoản ngân hàng, người đại diện ký hợp đồng (cần nêu rõ tên và chức vụ).

Nội dung  chính của hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm các phần được liệt kê tại mục 2

Phần cuối của hợp đồng:

– Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản, được những bên nào nắm giữ

– Hợp đồng thuộc hình thức nào

– Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng

– Hiệu lực của hợp đồng

– Dự phòng trường hợp có sự bổ xung hay sửa đổi hợp đồng xảy ra

– Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện hai bên ký kết

– Phụ lục hợp đồng nếu có

Bố cục của hợp đồng ngoại thương thường như thế nào?

Phần mở đầu

  • Tên và số hợp đồng
  • Thời gian lập hợp đồng
  • Thông tin bên mua và bên bán trong hợp đồng

Nội dung

  • Mô tả hàng hóa: Giá cả, chất lượng, số lượng, đóng gói,  đơn vị tính, đơn giá, tổng tiền lô hàng
  • Điều kiện về thanh toán, giao hàng, bảo hiểm, phương thức vận chuyển, cảng xuất, cảng nhập,…

Phần cuối

  • Thời hạn về hiệu lực của hợp đồng
  • Chữ ký và đóng dấu của đại diện của bên mua và bên bán
Bố cục hợp đồng ngoại thương
Bố cục hợp đồng ngoại thương

Những nội dung cần có trong hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh

  • Commodity: Mô tả tổng quan về hàng hóa
  • Quality: Mô tả chất lượng của hàng hóa
  • Quantity: Số lượng hàng hóa giao dịch
  • Price: Đơn giá và tổng tiền hàng trong hợp đồng
  • Shipment: Thời gian và địa điểm giao hàng cụ thể
  • Payment: Phương thức thanh toán của hợp đồng
  • Packing and Marking: Đóng gói và dán nhãn của hàng hóa
  • Warranty: Chính sách bảo hành của hàng hóa
  • Insurance: Chính sách bảo hiểm của hàng hóa
  • Arbitration: Điều khoản về trọng tài nếu tranh chấp xảy ra
  • Claim: Điều khoản về trường hợp khiếu nại trong quá trình giao dịch
  • Force Majeure: Điều khoản về trường hợp bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm 
  • Penalty: Điều khoản về việc phạt hoặc bồi thường thiệt hại
  • Other terms and conditions: Điều khoản khác trong hợp đồng

Những lưu ý chung khi soạn thảo một hợp đồng ngoại thương

– Hai bên cần phải đạt được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng vì có nhiều trở ngại như khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ nên, nếu có sự thay đổi thì đôi bên sẽ mất thêm nhiều chi phí.

– Khi đàm phán hợp đồng, các bên cần thống nhất tất cả các vấn đề có liên quan, các điều khoản mà pháp luật các bên cấm thì không được nêu, vì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

– Tránh sử dụng những từ ngữ tối nghĩa hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau trong hợp đồng.

– Người ký tên và đóng dấu trong hợp đồng phải có thẩm quyền, nếu không thì hợp đồng vô hiệu.

– Nếu bên đối phương soạn thảo hợp đồng ngoại thương, bên còn lại cần đọc kỹ và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm hợp đồng, thêm bớt điều khoản có lợi cho mình, tránh rơi vào trường hợp sai sót, bất lợi.

– Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng nên là ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.

Mẫu hợp đồng ngoại thương

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Số………/HĐKTXK

 

Hôm nay, ngày…… tháng….. năm ……tại…………………………………………………………………………………………………………………chúng tôi gồm:

BÊN MUA: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………..……………………..

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Số tài khoản ngân hàng: ……………………………………………………………………………………………………………..…………..………………………………………..

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………….………………….

Người đại diện: ……………………………………………….……………………………………………..…… Chức vụ:………………………………….…………………………

BÊN BÁN: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………….

Số tài khoản : ………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………..

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………….

Người đại diện: …………………………………………………………….…… Chức vụ:…………………………………………………………………….………………………….

BÊN BÁN có trách nhiệm cung cấp………………………………………………………………………………………………………………………….. và các dịch vụ liên quan.

BÊN MUA muốn mua và BÊN Bán muốn bán những Hàng Cung Cấp/Dịch Vụ cung cấp và hai bên muốn định nghĩa những cách thức, điều kiện mua bán của Hàng Cung Cấp và Dịch Vụ.

Dưới sự đồng ý song phương, hai bên cùng thỏa thuận với nhau những điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

Trong hợp đồng này, nếu không có quy định khác, các khái niệm sẽ được định nghĩa như sau:

1.1. “Tài Liệu Liên Quan” là sách hướng dẫn vận hành và các tài liệu in khác được liệt kê trong chỉ tiêu kỹ thuật.

1.2. “ Giá Trị Hợp Đồng” là tổng giá trị mà Bên Mua phải trả cho Bên Bán để hoàn tất nghĩa vụ hợp đồng này một cách đầy đủ và trọn vẹn, không bao gồm lãi suất phát sinh do chậm thanh toán (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt nào.

1.3. “Bảng Giá” là bảng tổng kết giá, bảng giá chi tiết cho “Hàng cung cấp” của hợp đồng.

1.4. “ Hàng Cung Cấp” là những thiết bị, hàng hóa, vật tư hoặc phụ kiện, linh kiện mà Bên Bán cung cấp cho Bên Mua theo hợp đồng.

1.5. “ Giá hàng Cung Cấp” là tổng giá trị của “ Hàng Cung Cấp” trong hợp đồng, không bao gồm lãi suất phát sinh do chậm thanh toán (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt hay khiếu nại nào.

1.6. “ Last Major Shipment” “ Giao Hàng chủ yếu/chính Cuối Cùng” có nghĩa là 100% thiết bị chủ yếu/chính đã được giao.

…………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: PHẠM VI HỢP ĐỒNG

2.1 Trách nhiệm của Bên Bán

Bên Bán sẽ cung cấp và bàn giao vật tư thiết bị bao gồm: ……………………… đã liệt kê ở Danh mục vật tư Hợp Đồng này (Phụ lục….)  CIF………………..cảng theo INCOTERMS 2010.

– Tên hàng hoá: …………………………………………………

– Nhà sản xuất hàng hoá: ……………………………………………

– Nhà cung cấp hàng hoá: …………………………………………..

– Số lượng hàng hóa: ……………………

– Chất lượng hàng hoá: ………………………………………

– Nguồn gốc, xuất sứ của hàng hoá: ………………………………………

– Quy cách đóng gói: ……………………………………………………

– Giá cả: ……………………………………………………….

– Mã hiệu: ……………………………………………………

2.2. Trách nhiệm của bên Mua:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Tổng giá trị của hợp đồng là: …………….. CIF Đà Nẵng, trong đó:

Giá trị thiết bị:……………………………………

Giá dịch vụ:………………………………………

Tổng giá trị của hợp đồng áp dụng cho các chủng loại và số lượng vật tư/ thiết bị, dịch vụ được liệt kê trong bảng tổng kết Giá ở phụ lục  … và danh mục vật tư ở Phụ lục …….

1 ………………………………………………………………..……………………………………

2 ………………………………………………………………..……………………………………

ĐIỀU 4: ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG

– Cảng xếp hàng: ……………………………………………..

– Cảng đích:  …………………………………………………..

– Thời gian giao hàng: …. ngày kể từ ngày Bên bán nhận được L/C

– Giao hàng từng phần: Không được phép

– Chuyển tải:  Được phép

– Thông báo trước khi giao hàng: Trong thời hạn 7 ngày trước ngày tàu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Mail với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng,  giá trị hàng, số lượng hàng, thời gian dự kiến tầu dời cảng.

– Thông báo giao hàng: Trong thời hạn ………… ngày làm việc tính từ khi tàu rời cảng, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Mail với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số kiện, số lượng, trọng lượng, kích thước từng kiện, thời gian dự kiến tàu tới đích.

ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một thư tín dụng trả ngay, không hủy ngang cho bên bán………………..

L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở trong thời gian 7 ngày kể từ ngày bên Mua nhận được Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. L/C có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất là …. ngày kể từ ngày phát hành.

L/C thông báo thông qua ngân hàng…………………………………

Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 21 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.

ĐIỀU 6: THUÊ TÀU

Bên bán cam kết thuê tàu của các chủ tàu uy tín trên thị trường. Trong hợp đồng thuê tàu thể hiện rõ cước phí trả trước, chủ tàu chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được bốc qua lan can tàu.

ĐIỀU 7: BẢO HIỂM

Rủi ro được bảo hiểm: tất cả rủi ro mất mát vật chất hoặc thiệt hại do những yếu tố bên ngoài gây ra.

Thời gian bảo hiểm theo hợp đồng: …………………………

Điều kiện mà bảo hiểm phải tuân theo: …………………………………………

Người hưởng lợi từ Bảo hiểm: …………………………………………… 

ĐIỀU 8: KIỂM TRA HÀNG HÓA

8.1 Bên bán phải kiểm tra hàng hóa trước khi tiến hành giao hàng (Kiểm tra lần 1). Bên bán chịu chi phí kiểm tra.

8.2  Kiểm tra lần thứ hai do ……………………………………………., bên mua chịu chi phí kiểm tra.

Bên bán buộc phải giải quyết khiếu nại của bên mua trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại của bên mua.

ĐIỀU 9: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Một trong các bên không được phép chấm dứt hay trì hoãn thực hiện hợp đồng khi không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, với điều kiện bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải thông báo một thời hạn hợp lý cho bên kia để khắc phục những khó khăn khi không thực hiện hợp đồng. Nếu thời hạn đó, bên vi phạm vẫn không hoàn thành nghĩa vụ của mình thì bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng sẽ phải thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.

ĐIỀU 10: PHẠT GIAO HÀNG HÀNG CHẬM

Bất kỳ một khoản tiền nào được xác định là nợ phải trả cho Bên Mua do phạt giao hàng chậm sẽ được thanh toán riêng với các thanh toán khác cho Bên Bán theo hợp đồng này.

Trường hợp giao thiết bị/ vật tư, hoặc thực hiện Dịch Vụ bị chậm trễ vì bất cứ lý do nào thuộc trách nhiệm Bên Bán thì Bên Mua có quyền khiếu nại đòi thanh toán các khoản thiệt hại từ …….% một tuần đến mức tối đa …….% tính trên trị giá thiết bị/ vật tư giao chậm hoặc Công việc chậm triển khai.

ĐIỀU 11: TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

11.1. Khi xảy ra trường hợp ngoài sự kiểm soát của các bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ sẽ được gia hạn dài ra bằng với thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện bất khả kháng sẽ không giới hạn bởi:

11.2. Thiên tai như: Bão, lũ lụt, động đất hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên nhiên gây ra mà các bên không thể lường trước hoặc chống lại được.

11.3. Chiến tranh.

11.4. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên phải thông báo cho nhau về những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng này trong vòng 10 ngày kể từ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, thời gian giao hàng sẽ được kéo dài với sự thoả thuận nhất trí của hai bên.

11.5. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hơn 6 tháng, các điều khoản của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý bởi sự thống nhất thoả thuận giữa hai bên.

ĐIỀU 12: SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG

Bất kỳ một sự sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị khi được đại diện của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung và là một phần không tách rời của hợp đồng.

ĐIỀU 13: TRỌNG TÀI KINH TẾ

13.1. Vấn đề khác biệt hoặc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc văn bản khác liên quan đến thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng nỗ lực hòa giải giữa hai bên.

13.2. Bất kỳ tranh chấp hay khác biệt liên quan đến hợp đồng này mà không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định.

Địa điểm phân xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt ở văn phòng thương mại và công nghiệp nước Việt Nam. Luật được áp dụng trong trường hợp Luật trọng tài không đề cập đến sẽ là Luật tố tụng của Việt Nam.

Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo điều khoản hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của pháp luật Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác có liên quan.

13.3. Phán quyết của trọng tài được thể hiện bằng văn bản, đây là quyết định cuối cùng ràng buộc trách nhiệm của cả các bên.

13.4. Chi phí trọng tài do bên thua kiện thanh toán.

13.5. Ngôn ngữ được sử dụng trong phân xử là Tiếng Việt Nam.

ĐIỀU 14: LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG

Pháp luật được chọn để điều chỉnh hợp đồng này là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐIỀU 15: NGÔN NGỮ

Hợp đồng này được lập bằng cả tiếng Việt và Tiếng Anh và có giá trị pháp lý là như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh thì bản tiếng Việt được dùng làm chuẩn.

ĐIỀU 16: TOÀN BỘ HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này được soạn thảo thành 02 bản. Mỗi bên sẽ giữ……….bản gốc ……..

 

             ĐẠI DIỆN BÊN MUA                                                                                                                               ĐẠI DIỆN BÊN BÁN

               (Ký tên, đóng dấu)                                                                                                                                   (Ký tên, đóng dấu)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710