Hiện nay, có rất nhiều vấn đề tệ nạn xã hội đang diễn ra xung quanh chúng ta. Đi kèm với nó là tỷ lệ tội phạm ngày càng tăng. Tội phạm tồn tại dưới nhiều hình thức, kể cả những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cũng có thể là tội phạm của những vụ tham ô tài sản hay các vụ án liên quan đến hình sự. Khi có hành vi phạm tội thì những cán bộ, công chức, viên chức này sẽ bị xử lý như thế nào? Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước được quy định ra sao? Sau đây hãy cùng Luật Thành Công giải đáp những thắc mắc này.
Đối với người là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chấp hành án thì có thể bị cơ quan nhà nước nơi đang công tác tước quyền làm việc. Việc tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước được quy định cụ thể trong Luật thi hành án Hình sự 2019. Việc quy định này đã thể hiện được chính sách răn đe đối những cá nhân đang hoạt động, làm việc trong Cơ quan Nhà nước, nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người dân.
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Luật thi hành án hình sự 2019 Luật số 41/2019/QH14.
Như thế nào là tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước?
Quyền công dân là gì?
Mỗi người tư khi sinh ra mặc nhiên đã có quyền con người, quyền công dân, mọi người đều bình đẳng với nhau trước pháp luât. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là một trong những công cụ dùng để bảo vệ quốc gia, an ninh trật tự đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bảo vệ sự bình đảng của mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam cũng như công dân Việt Nam. Bảo vệ mọi người khỏi những hành vi phạm tội, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Nguyên tắc nhất quán của luật: Khi một ai đó phạm tội, có hành vi gây tổn hại đến người khác họ đều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội mà xử lý khác biệt. Mục đích của việc này dùng để trừng trị những người gây ra tội ác, răng đe cũng như đem lại những bài học cho tội phạm. Đồng thời tạo cho những người khác ý thức tuân thủ, tôn trọng, thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bên cạnh đó còn có những chính sách khoa hồng đối vơi snhuwngx người tự thú, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa và bồi thường thiệt hại do những hành vi mà mình đã gây ra làm ảnh hưởng đến người khác.
Trong Luật số 41/2019/QH14 Luật Thi hành án Hình sự đã có những quy định chi tiết liên quan đến việc thi hành tước đi một số quyền công dân như:
+ Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 126 Luật Thi Hành án 2019)
+ Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước (Điều 127 Luật Thi Hành án 2019)
+ Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 128 Luật Thi Hành án 2019)
Tham khảo thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán chung cư chuẩn nhất 2023
Như thế nào là tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước?
Căn cứ vào Khoản 12, Điều 3, Luật Thi hành án Hình sự 2019: Khi người công dân chấp hành án theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành án thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án tước một hoặc một số quyền của công dân.
Khi công dân muốn làm việc trong cơ quan nhà nước thì họ phải tham gia học tập và thi tuyển dựa vào những quy định riêng của từng cơ quan, đơn vi sự nghiệp, sẽ có những kỳ thi công chức, viên chức được diễn ra. Do đó mọi người đều có quyền được làm việc trong cơ quan nhà nước khi đã vượt qua các kì kiểm tra này, đây cũng được xem là quyền của công dân.
Do đó việc tước đi quyền làm việc trong cơ quan nhà nước được xem như là một hình phạt của Cơ quan Nhà nước dành cho những người đang làm việc tại Cơ quan Nhà nước nhưng vi phạm pháp luật và có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Cơ quan Nhà nước ở đây là cơ quan nào? Đây là một trong những bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, đây là những tổ chức, những cá nhân mang quyền lực Nhà nước. Nó được thành lập ra và có những thẩm quyền, quyền hạn được quy định trong các văn bản pháp luật nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Một số đặc điểm cơ bản của Cơ quan Nhà nước sau:
- Mang tính quyền lực Nhà nước, được Nhà nước trao quyền lực;
- Nhân danh, đại diện Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước, được Nhà nước cho phép;
- Trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan Nhà nước được phép ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản áp dụng pháp luật để người dân thi hành theo quy định;
- Có trách nhiệm giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành ra;
- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết, khi có người chống đôi với cơ quan nhà nước;
- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước không mang tính tuyệt đối, nó cũng bị giới hạn về một số yếu tố như: Không gian (lãnh thổ), thời gian có hiệu lực, các đối tượng chịu sự tác động. Ngoài ra thẩm quyền của cơ quan nhà nước còn bị giới hạn bởi địa vị pháp lý của cơ quan đó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước được pháp luật quy định rõ ràng cụ thể, nó là giới hạn pháp lý của cơ quan nhà nước đó.
- Mỗi cơ quan nhà nước tùy vào các chức năng, nhiệm vụ của mình mà sẽ có có hình thức và phương pháp hoạt động riêng không giống nhau và nó được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.
Ngoài ra cơ quan nhà nước còn có một số đặc điểm dưới đây, dựa vào đó để phân chia nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực thì có 3 cơ quan chính là:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống cơ quan nhà nước; HĐND là cơ quan quyền lực cao nhất ở mỗi địa phương;
- Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhan dân cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát.
- Căn cứ vào trình tự thành lập thì có 2 cơ quan chính là:
- Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
- Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
- Căn cứ vào tính chất thẩm quyền thì có 2 cơ quan chính là:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
- Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền cũng có 2 cơ quan chính:
- Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
- Cơ quan Nhà nước ở địa phương.
Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì ? Những điều cần biết về vốn điều lệ
Quy định về tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước
Điều 127, Luật Thi hành án Hình sự 2019 có các quy định cụ thể các trường hợp bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước:
- Những người chấp hành án đang trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì sẽ không được dự tuyển, ứng tuyển, thi tuyển vào cơ quan nhà nước hoặc nếu bị tước quyền làm việc không giới hạn sẽ không được tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
- Trong trường hợp nếu người phải chấp hành án hiện đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
Có thể nói đây là một trong những hình phạt nghiêm khắc đối với những người làm việc trong cơ quan Nhà nước nhưng chính vì vậy mà có thể đảm bảo được việc đem lại quyền lợi cho công dân và lợi ích cho Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm: Chế độ cho người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước