zalo-icon
phone-icon

Hình thức xử lý đối với việc tự ý tăng giá hàng hóa dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán (Âm Lịch) đang cận kề, vào thời gian này thì nhu cầu mua sắm các thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của mọi người ngày càng tăng cao. Vào mọi ngày bình thường thì các hàng hóa cũng có thể tăng nhưng sẽ tăng không nhiều, còn vào dịp lễ Tết thì các cửa hàng thực phẩm, đồ gia dụng hay các hoạt động cung cấp dịch vụ đều có thể tăng giá cao hơn mức bình thường so với quy định. Lợi dụng thời điểm này nhiều thương nhân có thể tự ý tăng giá để gia tăng lợi nhuận, những việc làm này là vi phạm pháp luật. Để biết khi nào tăng giá hàng hóa bị xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt việc tự ý tăng giá hàng hóa dịp tết là như thế nào thì hãy cùng tham khảo bài viết của Luật Thành Công dưới đây.

Khi nào tăng giá hàng hóa bị phạt?

Đối với hành vi tăng giá các hàng hóa bất hợp pháp chỉ quy định  tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013-NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 31/2014-TT-BTC và Khoản 6 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Tự ý tăng giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá mà người bán đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Tự ý Tăng giá theo giá biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới hoặc có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá trong quy định.
  • Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị Định 109/2013-NĐ/CP mà giá bán cao hơn mức giá đã  phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật và yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới nhưng vẫn tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vậy nên khi mà tự ý tăng giá hàng hóa dịp lễ Tết thuộc các trường hợp ở trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tham khảo thêm: Phạt nguội là gì? Tra cứu phạt nguội nhanh và chuẩn nhất 

Mức xử phạt khi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013-NĐ/CP, Điều 7 Thông tư 31/2014-TT/BTC về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào dịp Tết thì mức xử phạt quy định như sau: 

  • Tổng trị giá hàng hóa tăng giá bất hợp pháp đến 50 triệu đồng thì mức xử phạt là phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng.
  • Tổng trị giá hàng hóa tăng giá bất hợp pháp  50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức xử phạt là phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.
  • Tổng trị giá hàng hóa tăng giá bất hợp pháp 100 triệu đồng đến 200 triệu thì mức xử phạt là phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
  • Tổng trị giá hàng hóa tăng giá bất hợp pháp  200 đến 500 triệu đồng thì mức xử phạt là phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng.
  • Tổng trị giá hàng hóa tăng giá bất hợp pháp trên 500 triệu đồng thì mức xử phạt là phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng.

Như vậy, hành vi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào dịp Tết thì mức phạt tiền cao nhất lên tới 60 triệu đồng, tổ chức bị phạt cao nhất lên tới 120 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm: Quy định về tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước

Tự ý tăng giá hàng hóa dịp tết bị xử lý như thế nào
Tự ý tăng giá hàng hóa dịp tết bị xử lý như thế nào

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

Chánh Thanh Tra Bộ Tài Chính

  • phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
  • Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật về việc tăng giá bán hàng bất hợp lý.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá

  • Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xử lý quản lý giá theo quy định mà mức phạt tiền lên đến 200 triệu đồng.
  • Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Chánh Thanh Tra sở tài chính 

  • Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá  mà mức phạt tiền đến 50 triệu đồng.
  • Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác

  • Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ là thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và chức danh tương đương.
  • Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá, hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; hành vi gian lận về giá và hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ tại địa bàn thuộc quyền quản lý hành chính cấp huyện, cấp xã.

Như vậy, qua bài viết trên của Luật Thành Công cũng đã phần nào cho ta thấy được như thế nào là vi phạm pháp luật khi tự ý tăng giá bán hàng hóa và vấn đề xử phạt, thẩm quyền xử phạt khi tự ý tăng giá bán hàng hóa trong dịp Tết. Qua đó cho ta thấy được những vấn đề về xử lý vi phạm pháp luật về tự ý tăng giá bán hàng hóa trong dịp Lễ Tết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710