Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá là tiềm năng, tiềm năng phát triển ổn định và cao, vì nhu cầu ăn uống của con người là nhu cầu cơ bản và cấp thiết. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhu cầu về thực phẩm vẫn cao. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã chọn thực phẩm là mục tiêu kinh doanh của mình. Bài viết cung cấp thông tin, điều kiện và dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.
Khái quát chung về công ty kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh là gì?
Kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, được hiểu là: Kinh doanh là hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi, được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh.
Có thể hiểu rằng, kinh doanh là việc các cá nhân, tổ chức khi đáp ứng các điều kiện luật định tiến hành một, một số hoặc toàn bộ hoạt động từ khâu sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường nhằm mục đích sinh lợi – đạt được một khoản lợi từ quá trình trên.
Xem thêm: Hồ sơ và thời hạn đăng ký sáng chế 2022 gồm những gì?
Kinh doanh thực phẩm là gì?
Dựa vào khái niệm về kinh doanh, ta có thể đưa ra khái niệm kinh doanh thực phẩm như sau: kinh doanh thực phẩm là việc cá nhân, tổ chức khi đáp ứng các điều kiện luật định, tiến hành hoạt động kinh doanh với mặt hàng là thực phẩm – gắn liền với nhu cầu sinh hoạt của con người, nhằm mục đích sinh lợi.
Công ty kinh doanh thực phẩm là gì?
Công ty kinh doanh thực phẩm là doanh nghiệp (thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp) tiến hành hoạt động kinh doanh với mặt hàng là thực phẩm, nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động đó có thể bao gồm một, hay một số hoặc toàn bộ các khâu như: giới thiệu, bảo quản, buôn bán, vận chuyển thực phẩm.
Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, Thực phẩm được định nghĩa rõ ràng, đồng thời quy định rõ các đối tượng không được xem là thực phẩm như: thuốc lá, mỹ phẩm, các chất sử dụng như dược phẩm. Theo đó, “Thực phẩm” được hiểu là các sản phẩm mà còn người ăn, uống dù ở dạng tươi sống hoặc chế biến, bảo quản, sơ chế.
Tham khảo thêm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh gas LPG chai Uy Tín
Những lợi ích của việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Như đã đề cập bên trên, thực phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống thường ngày của con người. Vì thế, việc kinh doanh mặt hàng này luôn mang lại một mức thu nhập dồi dào và ổn định do nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người không hề giảm đi.
Hơn nữa, xu hướng kinh doanh thực phẩm sạch đang ngày càng trở lên phổ biến, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức kinh doanh thể hiện được sự minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm, cũng như tư cách khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Nên việc thành lập một doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh trên, là điều cần thiết đối với những ai có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này.
Điều kiện chung cho tất cả các hình thức kinh doanh thực phẩm
Khi tiến hành Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp muốn hướng đến thực hiện khâu nào trong các hoạt động kinh doanh thực phẩm, thì tương ứng với khâu đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Một điều kiện chung cho tất cả các hình thức kinh doanh thực phẩm là: tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm.
Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng điều kiện về địa điểm, diện tích, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm,…
- Đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 02:2009/BYT, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm).
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép sản xuất thực phẩm
- Trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng – chống côn trùng, động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải, vận hành thường xuyên phù hợp với quy định pháp luật về môi trường.
- Duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, các tài liệu về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
Để thực phẩm có thể đến được tay người tiêu dùng, một hoạt động không thể thiếu, đó chính là vận chuyển thực phẩm. Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau, đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm dưới hình thức vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển (theo hướng dẫn của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh);
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại, hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty thu mua phế liệu hiện nay là gì?
Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm
Nguồn gốc thực phẩm là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, khi tìm hiểu một mặt hàng thực phẩm nào đó trước khi mua về sử dụng. Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần bảo đảm điều kiện:
- Thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác chứa trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Ngoài ra, thực phẩm còn phải đáp ứng quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; bảo quản thực phẩm.
- Đối với thực phẩm tươi sống: Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định pháp luật an toàn thực phẩm; có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú ý có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc từ động vật theo quy định về pháp luật thú y.
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp chọn lựa, mà thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể khác nhau.
- Giấy đề nghị Đăng ký kinh doanh theo luật định;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách Cổ đông sáng lập (trong trường hợp thành lập công ty Cổ phần), danh sách thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Bản sao CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Nhìn chung, để thành lập công ty cần trải qua thủ tục như sau:
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Bạn có thể gọi điện thoại đến Hotline hoặc gửi yêu cầu về email, Luật Thành Công sẽ tiến hành tư vấn và tiếp nhận các thông tin cần thiết từ bạn để tiến hành soạn hồ sơ;
- Nhân viên/chuyên viên sẽ soạn thảo và gửi hồ sơ đến tận nơi (nhà hoặc cơ quan) cho Qúy khách hàng kiểm tra thông tin và ký hồ sơ trước khi nộp đến cơ quan nhà nước;
- Chuyên viên thực hiện nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và đầu từ qua cổng điện tử hoặc nộp trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 2: Theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin và nhận kết quả đăng ký kinh doanh bàn giao kết quả cho khách hàng
- Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, Luật Thành Công tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu;
- Chúng tôi sẽ thay mặt bạn đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ theo giấy hẹn/đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ công ty thông qua đường Bưu điện;
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ thực hiện các bước sau thành lập cho bạn.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân
- Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để chúng tôi khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp;
Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
- Thực hiện hồ sơ thuế ban đầu cho doanh nghiệp
- Đăng ký chữ ký số (Token) để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua Internet
- Đăng ký nộp thuế điện tử
- Hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử do Luật Thành Công hỗ trợ:
- Phát hành hóa đơn điện tử
Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (giấy phép attp)
Sau khi thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp, trong đó công ty có đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm ghi nhận tại cổng thông tin quốc gia, công ty tiến thành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản chứng thực sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở, trang thiết bị, điều kiện vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận cá nhân tham gia trực tiếp sản xuất đã được tập huấn qua kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành ban hành.
Xem thêm: Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể thẩm quyền cấp.
Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ kinh doanh về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các cơ quan sau:
- Bộ Y tế cấp phép: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, đối với các cơ sở chế biến thức ăn.
- Bộ Công thương cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Thời hạn cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và thẩm xét duyệt hồ sơ (trong vòng 25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ). Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp tới cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực tế về các điều kiện cơ sở vật chất về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Sau khi công bố kết quả kiểm tra thực tế là cơ sở đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trường hợp kết quả: cơ sở không đủ điều kiện, cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ phản hồi bằng văn bản lại rõ lý do không đủ điều kiện kèm theo thời hạn tái thẩm định (thời gian phản hồi tối đa là 03 tháng).
Trường hợp kết quả vẫn là không đủ điều kiện, đoàn thẩm định sẽ lập biên bản và có đề xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền để đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp do cơ sơ không đủ điều kiện.
Xem thêm: Dịch Vụ Xin Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm đối với công ty, hộ kinh doanh
Một công ty kinh doanh thực phẩm, thông thường sẽ bao gồm các ngành, nghề như sau:
- 4632: Bán buôn thực phẩm;
- 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ;
- 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp;
- 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh;
- 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Loại hình kinh doanh nào cần có giấy phép an toàn thực phẩm?
Đối tượng xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có các đặc điểm sau đây:
- Đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
Chính phủ quy định các trường hợp cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm: sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; nhà hàng trong khách sạn; kinh doanh thức ăn đường phố,… và các trường hợp khác.
Đăng ký cơ sở kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì?
Các giấy tờ khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi để thực hiện thủ tục: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định.
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật;
- Bản chứng thực sao y Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở, trang thiết bị, điều kiện vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp của chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận các cá nhân tham gia trực tiếp sản xuất đã được tập huấn qua kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành ban hành.
Đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?
Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo lĩnh vực được phân công quản lý.
Đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm mất bao lâu?
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ các thành phần, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.