Nhà nước thực hiện chủ trương giao đất cho người dân nhằm mục đích sử dụng ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp và được Nhà nước cấp quyển sử dụng đất.
Khái niệm địa vị pháp lý của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Hiện nay, có nhiều các hình thức sở hữu, sử dụng đất và gắn với nhiều loại chủ thể khác nhau.
Chủ thể hộ gia đình sử dụng đất
Ở Nghị quyết 10/NQ-TW năm 1988 về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp của Bộ Chính trị, hộ gia đình được xác định như là một đơn vị kinh tế tự chủ. Nhà nước chủ trương thực hiện giao đất cho người dân sử dụng một cách ổn định lâu dài với mục đích là sản xuất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thể chế chính sách này, Luật đất đai năm 1993 việc đã đặt nền tảng cho địa vị pháp lý của hộ gia đình được xác lập. Hộ gia đình được xem như là một chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là một đơn vị kinh tế chủ yếu và trực tiếp thực hiện việc sản xuất nông nghiệp. Sự thừa nhận vai trò hết sức quan trọng của hộ gia đình trong nền kinh tế đã chứng minh cho việc xác lập tư cách pháp lý của họ trong quan hệ pháp luật về đất đai là vô cùng quan trọng đối với thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Việc xác lập hộ gia đình là đơn vị kinh tế đã ảnh hưởng và chi phối đời sống pháp luật của chủ thể này.
Quan niệm về hộ gia đình không chỉ xác định dựa vào hình thái bên ngoài như là các thành viên phải có chung sổ hộ khẩu, mà còn bao gồm những cá nhân có mối quan hệ gia đình với nhau ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột. Bởi vì chỉ những thành viên có đầy đủ những yếu tố theo luật định mới được trở thành thành viên của hộ gia đình. Có thể thấy, tất cả những thành viên của hộ gia đình là thành viên của gia đình, nhưng chưa chắc thành viên của gia đình đều là thành viên hộ gia đình.
Như vậy, chủ thể hộ gia đình trong quan hệ pháp luật về đất đai, cụ thể bao gồm những thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống hoặc có cùng tên trong trong hộ khẩu hoặc là quan hệ hôn nhân, có hoạt động kinh tế chung và cùng có tài sản chung với nhau.
Tham khảo thêm thông tin: Thủ Tục Cung Cấp Dữ Liệu Đất Đai nhanh gọn dễ làm
Chủ thể cá nhân sử dụng đất
Trong quan hệ pháp luật về đất đai, chủ thể là cá nhân được Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đối với tư cách pháp lý về sử dụng đất, giữa chủ thể này với chủ thể thành viên là hộ gia đình khác biệt với nhau hoàn toàn. Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình thì những thành viên trong hộ gia đình là đồng quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản chung này. Thông qua chủ hộ là người đại diện hợp pháp của hộ gia đình sẽ thực hiện trách nhiệm của người sử dụng đất đối với Nhà nước hoặc những giao dịch về quyền sử dụng đất, chứ không phải do từng thành viên hộ gia đình trực tiếp thực hiện.
Còn đối với cá nhân sử dụng đất được Nhà nước trực tiếp cho phép có quyền sử dụng đất một cách độc lập và bằng một số hình thức nhất định. Chủ thể cá nhân sẽ tự chịu trách nhiệm về tất cả những hành vi của bản thân khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình tham gia vào quan hệ pháp luật về đất đai.
Giữa chủ thể là cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất có một điểm chung chính là trong mọi trường h sợp, bất kể dù họ là cá nhân sử dụng đất ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi được Nhà nước Việt Nam cho pháp sử dụng đất đều là nhân danh cá nhân mình để thực hiện mọi hành vi theo quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm cho những hành vi này nếu gây ra hậu quả pháp lý.
Phân loại các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Kể từ Luật đất đai năm 1987, khái niệm về người sửu dụng đất được ghi nhận nhằm để xác định những đối tượng được Nhà nước giao đất sư dụng ổn định lâu dài, đồng thời nêu rõ mối quan hệ giữa các chủ thể này với Nhà nước. Kế thừa và phát huy mạnh mẽ, Luật đất đai 2013 ra đời đã thể hiện được bước tiến xa hơn khi mở rộng phạm vi và nội hàng về khái niệm người sư dụng đất. Những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai mang tên gọi người sử dụng ngày càng đa dạng hơn, nhu cầu sử dụng đất cũng phong phú hơn, phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Đọc thêm: Luật đất đai và những điều cần biết
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất gồm
Luật đất đai 2013 đã phân loại rõ hơn về chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhận thành ba loại, cụ thể bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đất nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất;
- Hộ gia đình, cá nhân thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi được Nhà nước cho thuê đất;
- Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc thuê đất.
Căn cứ nhằm để phân loại chủ thể
Chủ thể này được phân loại cụ thể dựa vào:
- Các hình thức sử dụng đất;
- Nguồn gốc của đất sử dụng;
- Nghĩa vụ tài chính của chủ thể đối với Nhà nước.
Thông qua hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước thực hiện giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối nhằm thực thi những chính sách về đất đai của Nhà nước đối với người nông dân, bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất trong những thời kì lịch sử khác nhau.
Quyền định đoạt quyền sử dụng đất của chủ thể này sẽ không bị ảnh hưởng đối với việc không thu tiền sử dụng đất này. Có thể hiểu, khi Nhà nước thực hiện giao đất nông nghiệp cho họ thì đồng nghĩa cũng trao luôn cho chủ thể quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.
Đối tượng chủ thể được Nhà nước trực tiếp thiết lập mối quan hệ pháp lí
Đối tượng chủ thể được Nhà nước trực tiếp thiết lập mối quan hệ pháp lí khi tham gia vào quá trình sử dụng đất, cụ thể:
- Hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp thực hiện sản xuất nông, lâm nghiệp, làm muối và nuôi trồng thuỷ sản đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.
- Hộ gia đình, cá nhân thuê được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, cụ thể bao gồm:
- Hộ gia đình hay cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Hộ gia đình hay cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức được giao; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ;
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất xây dựng các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
- Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc thuê đất.
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm các hình thức nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt đối với các trường hợp nhận thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong thời gian thực hiện quan hệ này, quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất sẽ tạm thời bị hạn chế chứ không mất đi hoàn toàn. Bởi vì thế, bên nhận thế chấp, nhận góp vốn không phải là đối tượng được pháp luật xếp vào trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 100 của Luật đất đai và các trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
- Những đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn;
- Là người sử dụng đất ổn định được uỷa ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai nhưng đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004, không vi phạm pháp luật đất đai, được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm khu dân cư nông thôn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tìm hiểu thêm: Thủ Tục Chuyển Đổi Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Để Thực Hiện Dồn Điền Đổi Thửa
Chính sách của Nhà nước thể hiện rõ sự tôn trọng và bảo vệ quyền của người sử dụng đất. Như vậy, dù là trong trường hợp nào, đất do Nhà nước giao hay đất nhận chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận thì quyền sử dụng đất đều được xem như là tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân đó.