Tham gia gia giao thông là việc con người điều khiển các phương tiện giao thông trên đường. Mặc dù, pháp luật có yêu cầu người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật. Song, không ít những vi phạm xảy ra thậm chí là gây ra những vụ tai nạn rúng động dư luận, nặng hơn là gây chết người.
Có nhiều hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật giao thông như: phạt tiền, thu bằng, tịch thu phương tiện giao thông, thực hiện các biện pháp hình sự… Tuy nhiên, phổ biến nhất đối với các vi phạm thông thường thì biện pháp phạt tiền vẫn được áp dụng rộng rãi. Người tham gia giao thông khi vi phạm tùy vào mức độ sẽ phải chịu những mức phạt hành chính tương ứng.
Đối với hình thức xử phạt tiền, thực tế diễn ra nhiều hiện trạng gây khó khăn cho người chấp hành. Hiện nay, các cán bộ ban ngành áp dụng số hóa trong việc thu tiền phạt do vi phạm giao thông. Cụ thể, người vi phạm có thể nộp phạt vi phạm giao thông thông qua ngân hàng.
Vậy Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng sẽ được thực hiện như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, công ty Luật Quốc Tế Thành Công xin được đưa ra những nội dung tư vấn cụ thể về vấn đề này như sau.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Vi phạm giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Điều 8, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông như: sử dụng lòng, lề đường, hè phố trái phép; Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép; lạng lách, đánh võng,.. Vì vậy, trường hợp bạn thực hiện một hoặc nhiều trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều luật này thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng đối với vi phạm giao thông của mình.
Có thể bạn quan tâm: Chi tiết 12 điểm mới về mức phạt vi phạm giao thông
Các trường hợp nộp phạt tại chỗ
Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2022 về Xử phạt vi phạt hành chính không lập biên bản:
“Điều 56: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Có thể bạn quan tâm: Những lỗi vi phạm mà CSGT phải chứng minh bằng hình ảnh
Như vậy, nếu thuộc trường hợp mức xử phạt vi phạm là phạt tiền trong khoảng 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức thì bạn có thể nộp phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản.
Các trường hợp không được nộp phạt tại chỗ
Ngoại trừ các trường hợp thuộc dạng không cần phải lập biên bản, các trường hợp còn lại đều phải thực hiện theo quy định pháp luật tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 như sau:
“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. “
Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông
Hiện nay, các nhà làm Luật đã có sự điều chỉnh nhằm mang lại sự linh hoạt cho người vi phạm dễ dàng chấp hành. Cụ thể, tại điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lí vi phạm hành chính. Theo đó, bạn có thể dễ dàng đóng tiền phạt thông qua các cách sau:
(i) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
(ii) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
(ii) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
(iv) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu
Nộp phạt vi phạm giao thông cần những giấy tờ gì?
Khi nộp phạt vi phạm giao thông cần mang theo những giấy tờ gì là điều mà nhiều cá nhân vi phạm quan tâm. Để tránh trường hợp khi đi nộp phạt nhưng không thể nộp do thiếu các giấy tờ tùy thân. Bạn cần lưu ý mang theo những giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu
- Giấy đăng ký xe
- Biên bản xử phạt vi phạm hành chính
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Các giấy tờ khác như: Bảo hiểm, Hộ khẩu, Giấy tờ ủy quyền nếu bạn là người được ủy quyền đóng tiền phạt
Cách nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng
Hiện nay, đối với người dân ở những vùng xa, hoặc gặp nhiều vấn đề trở ngại không thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tiếp, thì có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng. Cụ thể, tại điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính có quy định về việc bạn có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc đến Ngân hàng TM nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt; cách khác dễ dàng hơn là bạn có thể chuyển khoản vào số tài khoản của kho bạc nhà nước.
Lưu ý, tất cả các khoản phạt và hướng dẫn chi tiết về tài khoản Kho bạc nhà nước cần thanh toán đều được hướng dẫn chi tiết trong mẫu văn bản mang tên “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Do đó, nếu chưa nhận được quyết định xử phạt trên tay, bạn có thể yêu cầu cán bộ xử phạt cung cấp cho bạn Quyết định. Thậm chí bạn có thể yêu cầu các cán bộ thực hiện việc xử phạt cung cấp đến bạn thông tin của Ngân hàng nhận chuyển khoản thanh toán tiền phạt.
Bên cạnh đó, khi đến giao dịch tại các Ngân hàng, bạn cần kiểm tra thật kỹ các chứng từ thanh toán xem đã đúng, đủ thông tin hay chưa, đã đầy đủ con dấu pháp nhân của Ngân hàng nhà nước, hoặc Ngân hàng thu hộ hay chưa. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa các rủi ro do Ngân hàng nhà nước chính thức nhận được phí phạt, và khả năng sau khi hoàn tất thanh toán bạn cũng không còn lưu giữ tài liệu gì để chứng minh việc thanh toán của mình.
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Bao lâu kể từ ngày vi phạm thì phải nộp phạt? Khoản 1 điều 73 Luật xử lí vi phạm hành chính về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông cụ thể như sau :
” Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.”
Vậy, câu trả lời là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bạn cần phải nhanh chóng thực hiện thanh toán theo hướng dẫn ở các mục lục phía trên của bài viết này. Lưu ý, ngày ở đây được tính theo ngày làm việc trừ đi các ngày thứ bảy, chủ nhật và lễ, tế.
Có thể bạn quan tâm: Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn và 07 điều cần biết
Bên cạnh đó điều 73 được hướng dẫn theo khoản 2 và khoản 3 điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải được thực thi nộp phạt trong thời hạn quy định của pháp luật, nếu không hoặc nộp chậm thì cơ quan thu tiền phạt sẽ căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt đối với người vi phạm. Do đó, khi nhận quyết định xử phạt, cách tốt nhất là bạn nên tiến hành thanh toán ngay để tránh nhận các mức phạt do chậm nộp gia tăng mỗi ngày.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay: Tổng đài tư vấn luật giao thông miễn phí Luật Thành Công