zalo-icon
phone-icon

Người nhận tiền chuyển nhầm không trả lại xử lý như thế nào?

Công nghệ số, công nghệ mới phát triển gắn với cách mạng công nghệ 4.0 làm chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo xu hướng số hóa, giúp các ngân hàng Việt Nam từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh những cơ hội mở ra từ cách mạng công nghệ 4.0 thì cũng phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc phải đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ, thách thức trong phòng ngừa rủi ro xảy ra trong việc khách hàng tiếp cận cái mới như: Chuyển khoản thông qua internet banking nhầm vào tài khoản người khác thì xử lý như thế nào? Người nhận tiền chuyển nhầm không trả lại xử lý như thế nào? Đây là vấn đề nhiều người dùng gặp phải khi sử dụng ngân hàng số và đã gửi câu hỏi về cho Luật Thành Công như dưới đây.

Câu chuyện khách hàng

Chào luật sư! em đang gặp phải vấn đề như sau: “Ngày 20/9/2022, em có chuyển tiền cho bạn thông qua internet banking của ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank), nhưng lại chuyển nhầm vào tài khoản của một người khác cùng tên (anh A). Em có liên hệ với ngân hàng thì bên ngân hàng bảo em liên hệ với chủ tài khoản ngân hàng chuyển nhầm nhờ họ chuyển lại tiền cho mình vì đây là lỗi của bản thân không kiểm tra thông tin trước khi chuyển đúng số tài khoản, đúng tên chủ tài khoản chưa. Sau đó, em đã gọi điện liên lạc với người em chuyển nhầm nhờ họ chuyển lại khoản tiền đó nhưng họ nói từ từ chuyển. Đến nay đã hơn 01 tháng, em có gọi lại nói nếu họ không chuyển thì em nhờ công an giải quyết. Nhưng bên kia vẫn nói do lỗi của em và họ lỡ rút tiền ra tiêu nên từ từ họ sẽ chuyển lại nhưng không biết ngày chính xác. Vậy, giờ em có thể nhờ công an nơi chủ tài khoản chuyển nhầm để nhờ can thiệp xử lý hay phải khởi kiện không ạ? Em cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Vấn đề của bạn Luật Sư Lê Bá Thành xin được giải đáp như sau:

Người nhận tiền chuyển nhầm không trả lại xử lý như thế nào?
Người nhận tiền chuyển nhầm không trả lại xử lý như thế nào?

Quyền đòi lại tài sản theo quy định pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 của Bộ luật Dân sự 2015 thì Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản chuyển nhầm đó thì có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản đó mà không có căn cứ pháp luật. Do đó, Bạn có quyền đòi lại số tiền đã chuyển nhầm.

Như vậy, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản chuyển nhầm có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản đó mà không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp có thể là người được chủ sở hữu tài sản đó ủy quyền, người có quyền chiếm hữu theo quyết định, bản án của Tòa án, cơ quan nhà nươc có thẩm quyền và những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu tài sản một cách ngay tình.

Những người sau đây khi chiếm hữu tài sản phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản đó:

  • Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chiếm hữu không ngay tình;
  • Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu tài sản một cách ngay tình nếu có tài sản thông qua giao dịch không phải đền bù, trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo Điều 236 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu ngay tình có nghĩa vụ hoàn trả tài sản và hoa lợi thu được từ tài sản đó kể từ thời điểm biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.

Căn cứ vào Điều 206 Bộ luật dân sự 2015 quy định chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, quyền của chủ sở hữu là quyền tuyệt đối của chủ sở hữu, có nghĩa là chủ sở hữu có đầy đủ các quyền đã được quy định này do pháp luật quy định đối với tài sản thuộc sở hữu.

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự có quy định người không phải là chủ sở hữu nhưng có một số quyền đối với tài sản của chủ sở hữu như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt,… Đâu là các quyền tài sản mà pháp luật bảo hộ cho các chủ thể có quyền này, vì vậy chủ sở hữu không được đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của các chủ thể đang có quyền hưởng dụng hoặc quyền bề mặt đối với tài sản đó.

Xem thêm : Chuyển tiền nhầm vào công ty đã bị phá sản phải làm sao?

Nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác (anh A) mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản chiếm hữu đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì anh A phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Người được lợi về tài sản (anh A) mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại về việc chiếm hữu của mình thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Tài sản hoàn trả theo quy định pháp luật

  • Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản (anh A) mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được lại cho bạn.
  • Trường hợp mà tài sản hoàn trả lại là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó cho chủ sở hữu tài sản đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì người đó (anh A) phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp tài sản bị chiếm hữu hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền cho chủ sở hữu tài sản đó (anh A), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Người được lợi về tài sản (anh A) mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho chủ sở hữu bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Cách xử lý ngay khi chuyển khoản nhầm vào tài khoản chủ thể khác

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản cùng ngân hàng

Trong trường hợp này, nếu bạn chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng cho người khác được hiểu là tài khoản nhận tiền đang cùng hệ thống với ngân hàng mà bạn gửi tiền vào. Ở đây, bạn sử dụng ngân hàng MB Bank và gửi tiền nhầm sang chủ thẻ khác cùng ngân hàng MB Bank. Vậy thì bạn phải thực hiện các bước như sau.

  • Bước 1: Kiểm tra và chụp ảnh lại giao dịch thông qua internet banking mà bạn đã chuyển nhầm rồi đi đến chi nhánh ngân hàng MB Bank mà bạn đang sử dụng.
  • Bước 2: Tới ngân hàng MB Bank hãy thông báo thông tin với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền vào tài khoản cho người khác.
  • Bước 3: Cung cấp các thông tin cá nhân và sau đó điền vào mẫu đơn khi được nhân viên ngân hàng MB Bank yêu cầu.
  • Bước 4: Sau khi kiểm tra lại và xác nhận là giao dịch nhầm lẫn, ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận số tiền mà bạn chuyển nhầm và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.

Lưu ý: Thời gian nhận lại tiền mà bạn chuyển nhầm sẽ mất một số thời gian khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với người nhận số tiền mà bạn chuyển nhầm đó.

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản khác ngân hàng

Trong trường hợp nếu bạn sử dụng ngân hàng MB Bank nhưng gửi nhầm tiền sang một tài khoản khác ngân hàng với bạn (giả sử TP Bank) thì việc lấy lại tiền sẽ khó khăn hơn nhiều, nhưng cơ hội là số tiền chuyển nhầm đó vẫn còn. Các bước bạn nên làm việc với ngân hàng như sau:

  • Bước 1: Ngay sau khi phát hiện bạn bị chuyển tiền nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng TP Bank, bạn cầm theo chứng minh thư của mình tới ngân hàng MB Bank mà bạn đang sử dụng để giải quyết.
  • Bước 2: Tới ngân hàng MB Bank hãy thông báo với nhân viên ở đó về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền vào tài khoản người khác.
  • Bước 3: Ngân hàng MB Bank sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát. Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch bị nhầm lẫn, ngân hàng MB Bank sẽ liên hệ với ngân hàng chủ quản chuyển nhầm (TP Bank) để thông báo cho chủ tài khoản đó xử lý theo quy định.

Không chỉ có nghĩa vụ bắt buộc hoàn trả lại số tiền đó mà theo khoản 1 Điều 580 của Bộ luật Dân sự 2015 thì người chiếm hữu, người sử dụng tài sản bị chuyển nhầm mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được cho chủ sở hữu tài sản đó. Đồng nghĩa, chủ tài khoản nhận được số tiền mà bạn chuyển nhầm phải trả lại 100% số tiền của bạn đã chuyển sang tài khoản cho họ.Đây là nghĩa vụ bắt buộc, cho nên nếu người nhận chuyển nhầm này không thực hiện thì đồng nghĩa với việc họ vi phạm quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Người nhận chuyển tiền nhầm không trả lại xử lý như thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, sẽ bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự

Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nếu người nhận chuyển nhầm tiền (anh A) là người nước ngoài thực hiện hành vi này thì tùy theo mức độ vi phạm của người đó có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản căn cứ vào quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

  • Thứ nhất, Người nào cố tình không trả lại (anh A) cho chủ sở hữu , người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp lại tài sản cho cơ quan có trách nhiệm tài sản đó trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Thứ hai, Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu sử dụng trái phép tài sản của người khác mà không được sự cho phép của người đó, người vi phạm có thể bị xử lý về Tội sử dụng trái phép tài sản, với mức phạt tiền tối đa lên đến 100 triệu đồng, bị phạt tù tối đa đến 7 năm tù.

Như vậy, chủ tài khoản được bạn chuyển nhầm tiền có nghĩa vụ hoàn trả cho bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 579 của Bộ luật Dân sự 2015. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác (anh A) mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả lại khoản tiền đó cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản nhận được do bị chuyển nhầm thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể và theo mức độ và hậu quả của anh A có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710