zalo-icon
phone-icon

Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng

Xã hội ngày một phát triển, hình thức thanh toán trực tuyến không cần dùng đến tiền mặt ngày càng phổ biến. Số lượng người dùng thẻ ngân hàng và chọn dịch vụ ngân hàng điện tử (hay còn gọi là internet banking) bùng nổ những năm gần đây. Bên cạnh những tiện ích mà ngân hàng điện tử mang lại thì những trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng, tài sản thông qua chuyển tiền ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều. Cụ thể các trường hợp như sau:

Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng 

Giả mạo làm nhân viên ngân hàng

Kịch bản thường được sử dụng sẽ tự xưng là nhân viên nhân hàng, liên hệ để thông báo rằng tài khoản của bạn đang có một giao dịch nào đấy cần được xác nhận. Đối tượng yêu cầu bạn cung cấp CCCD/CMND kèm mã OTP để có thể hoàn tất thủ tục cho bên ngân hàng nếu như bạn muốn nhận tiền. Một hình thức chuyên dụng khác nữa là họ sẽ liên hệ và thông báo rằng bạn đã trúng thưởng, bạn cần cung cấp CCCD/CMND kèm mã OTP để ngân hàng xác nhận trao thưởng.

Thực tế, ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP trong bất cứ trường hợp nào. Nếu ai đó liên hệ và hỏi mã OTP, thì đây chắc chắn là lừa đảo. Hiện nay, nhiều ngân hàng đều đã khuyến cáo với khách hàng là không được cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai kể cả là nhân viên ngân hàng.

Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng
Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng

Giả mạo làm cơ quan chức năng

Chiêu thức này, nhóm lừa đảo sẽ đóng giả là người bên cơ quan chức năng nhằm để đánh vào tâm lý của bạn. Đối tượng sẽ tự xưng là cơ quan công an và thông báo rằng tài khoản ngân hàng của bạn đang bị tội phạm xâm nhập trái phép. Để thuận tiện cho việc điều tra và tìm cách xử lý, yêu cầu  bạn cung cấp CCCD/CMND kèm mã OTP.

Xem thêm: Chuyển khoản nhầm vào tài khoản người khác phải làm sao?

Giả mạo làm bạn bè, người thân

Với hình thức lừa đảo này, đối tượng sẽ xâm nhập vào facebook hoặc tạo facebook giả mạo những người thân, bạn bè của bạn. Sau đó, đối tượng sẽ liên hệ nhờ bạn nhận hộ tiền được gửi từ nước ngoài về.

Hình thức lừa đảo này tuy là khá cũ nhưng các đối tượng vẫn thường sử dụng. Chỉ với một tin nhắn “Anh/Chị ơi, em có một khoản tiền đang chuyển từ nước ngoài về, anh/chị ấn vào đường link này để đăng nhập internet banking và nhập mã OTP để nhận tiền giúp em với nhé” thì không ít khách hàng sẽ làm theo. Và rồi sau đó, đường link độc hại này khiến khách hàng vừa mất tiền, vừa mất hết những dữ liệu cá nhân.

Mua hàng trực tuyến, thanh toán trước – nhận hàng sau

Việc mua hàng và giao dịch trực tuyến qua các trang mạng xã hội chắc chắn đã khá là quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Với hình thức lừa đảo này, đối tượng sẽ núp bóng dưới cái mác là người bán hàng trên mạng xã hội như zalo, facebook,… sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán chuyển khoản trước, có thể cọc trước một khoản tiền hoặc có thể là toàn bộ số tiền để giữ hàng. Sau khi nhận được tiền cọc của khách hàng rồi mới gửi hàng đi. Và rồi khi nhận tiền xong, đối tượng chặn số, chặn tài khoản và tất nhiên là khách hàng mất tiền, còn hàng thì chẳng thấy đâu.

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

Nếu như chẳng may bị lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng để có thể lấy lại số tiền đã mất. Nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ khởi tố vụ án và tiến hành điều tra, thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì căn cứ Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 thì tội phạm buộc phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu và có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

Xem thêm: Hành vi sử dụng tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản

Cách báo cáo và khắc phục khi bị lừa đảo qua ngân hàng

Bước 1: Ngay lập tức thông báo cho ngân hàng của bạn

Bước 2: Báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật

Bước 3: Đặt các biện pháp bảo mật để bảo vệ tài khoản của bạn

Cách lấy lại tiền bị lừa qua chuyển khoản ngân hàng

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt qua chuyển khoản ngân hàng, để lấy lại được tiền bị lừa đảo cần thực hiện những bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đến cơ quan công an tại địa phương thực hiện tố giác tội phạm.
  • Bước 2: Cung cấp đầy đủ các bằng chứng, chứng cớ, tài liệu, vật chứng liên quan… cho cơ quan công an địa phương.
  • Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn tố giác, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.          
  • Bước 5: Viện kiểm sát truy tố và tòa án nhân dân cấp quận/huyện có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xét xử theo quy định pháp luật.
  • Bước 6: Sau khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có), Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định cụ thể truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc người phạm tội lừa đảo trả lại tiền cho bị hại.

Luật sư vấn trường hợp cụ thể

Câu hỏi từ bạn Bảo Lộc:

“Em có lướt Facebook thì thấy có người bán một chai nước hoa hàng hiệu được xách tay về từ Mỹ. Em liền nhắn tin mua hàng cho người bán đó và nhận được yêu cầu chuyển khoản trước 10 triệu đồng. Do món đồ có giá thành rẻ hơn ngoài thị trường rất nhiều nên em đã chuyển tiền luôn.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện chuyển khoản, họ chặn cả số điện thoại, nick Facebook của em. Lúc này, nhận ra dấu hiệu bị lừa đảo, em đã báo cho bên ngân hàng chuyển tiền lại, nhưng chưa thấy bên ngân hàng phản hồi. Em muốn hỏi, với trường hợp này có cách nào lấy lại được số tiền chuyển nhầm do bị lừa đảo không?”

Luật sư Ngô Thái Tùng Thư giải đáp như sau:

Chào bạn,

Theo trường hợp của bạn, bạn đã thực hiện chuyển tiền cho một tài khoản ngân hàng để đặt đơn hàng như đã giao kết thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi người đó nhận được số tiền chuyển khoản đã cắt đứt mọi liên lạc với bạn. Đây là dấu hiệu của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Để có thể lấy lại số tiền đã bị lừa đảo chiếm đoạt, bạn cần:

  • Bước 1: Việc đầu tiên cần làm là thu thập đầy đủ những thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản…
  • Bước 2: Sau khi thu thập đủ những thông tin, chứng cứ xác thực về việc lừa đảo thì làm đơn tố cáo trình báo gửi đến cơ quan công an tại địa phương.

Trường hợp này, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Hành vi của bên bán hàng đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 10.000.000 đồng. Như vậy, bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người này còn phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bạn số tiền mà bạn đã đặt cọc mua hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ hoàn trả đối với các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng – tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710