zalo-icon
phone-icon

Người lao động là gì? Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Chắc hẳn khi nhắc đến thuận ngữ “Người lao động” thì hoàn toàn không còn xa lạ với mọi người dân. Tuy nhiên để hiểu trên phương diện pháp luật thì không phải ai cũng nắm rõ và hiểu được hết các vấn đề liên quan đến người lao động. Vậy Người lao động là gì? Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người lao động? Hãy cùng Luật Thành công tìm hiểu các vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Người lao động là gì?

Người lao động được hiểu là các cá nhân trực tiếp tham gia vào trong quá trình lao động, hoặc là làm việc bằng sức lao động hoặc là lao động bằng trí óc, thông qua các hành vi lao động trên thực tế và được trả lương và làm việc thông qua sự quản lý của người sử dụng lao động.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động thì người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên, phải làm việc theo những nội dung đã được quy định tại hợp đồng lao động đã được ký kết với người sử dụng lao động.

Ngoài ra, người lao động khi tham gia ký kết hợp động lao động theo ý chỉ của chính mình và không bị các tác động hoặc phụ thuộc vào bất cứ một chủ thể nào. Bên cạnh đó, đối với người lao động đang trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi thực hiện ký kết hợp đồng lao động phải có sự chấp thuận từ phía người đại diện theo pháp luật có thể là cha, mẹ, cá nhân được pháp luật chỉ định.

Một người lao động, một người thợ, một người nhân công đây được xem là những người làm công ăn lương, họ đóng góp sức lao động và chuyên môn nổ lực tạo ra sản phẩm cho người sử dụng lao động và họ được thuê bằng hợp đồng làm việc (có thể gọi là giao kèo) để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đã được quy định vào trong một công việc hay chức năng.

Trong nền kinh tế hiện nay, các thuật ngữ như “nhân viên” hay “công nhân” được đề cập đến một mối quan hệ được xác định rõ ràng, cụ thể giữa một cá nhân với một công ty, nó khác với những khách hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, người lao động còn được kết hợp thành các Công đoàn hoặc thành các nghiệp đoàn độc lập để có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Hiện nay, tại nhiều quốc gia, theo pháp lý đã không còn sự phân biệt giữa nhân viên với công nhân, và cả hai đều được gọi chung là người lao động. Có thể thấy từ khi tiến hành cải cách pháp luật và thông qua Đạo luật Hiến pháp được trình vào năm 2001, luật này đã có sự tác động đến một số thỏa thuận thương lượng tập thể, cụ thể là của nước Đức. Do vậy, vào những năm gần đây, sự khác biệt và phân biệt giữa nhân viên, công nhân, viên chức, cán bộ  đã được hủy bỏ như trong các thỏa ước tập thể cho các dịch vụ công cộng và các thỏa ước tập thể đối với khuôn khổ của hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, các hình thức làm việc khác như đày tớ, nô lệ, tôi tớ mà thời đại hiện nay không còn thấy ở các nước phát triển nhưng vẫn còn diễn ra ở những nơi khác.

Tham khảo thêm: Nghĩa vụ của người lao động VN khi làm việc tại nước ngoài 

Người lao động là gì
Người lao động là gì

Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động  và với tổ chức đại diện người sử dụng lao động, xác lập trên cơ sở pháp luật lao động gồm các tiêu chuẩn như lao động, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, vai trò giữa các bên trong quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thuê, mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Quan hệ lao động được tạo ra do nhiều chủ thể tương tác với nhau, trong đó gồm: người lao động và tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước. Thông qua các cơ chế như tham vấn, đối thoại, thương lượng mà các chủ thể trong quan hệ lao động có thể tương tác với nhau từ đó tạo thành cơ chế vận hành trong quan hệ lao động. Trong đó có cơ chế hai bên giữa người lao động, đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, giữa đại diện của người lao động và đại diện của người sử dụng lao động; cơ chế ba bên giữa nhà nước, đại diện người sử dụng lao động và đại diện của người lao động.

Có thể bạn quan tâm: Quy định về việc sử dụng lao động dưới 15 tuổi 

Trong quan hệ lao động có hai nhóm chủ thể chính là người lao động và người sử dụng lao động (có thể là đại diện của người sử dụng lao động), tuy nhiên, một chủ thể đóng vai trò quan trọng, được xem là người ban hành và duy trì khuôn khổ của pháp luật đó là Nhà nước. Có thể thấy, mặc dù không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế nhưng chủ thể này lại tạo hành lang thông thoáng để những quy luật kinh tế khách quan phát huy tác dụng. Các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội nghề nghiệp cùng với chính phủ đặt ra mục tiêu làm hài hòa tiến tới ổn định và tiến bộ trong quan hệ lao động.

Trong quan hệ lao động của doanh nghiệp đó là sự cam kết giữa các bên về các vấn đề như việc làm, tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo vệ sinh trong lao động, phúc lợi tập thể, thực hiện đầy đủ về cế độ bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng và đào tạo, nâng cao về tay nghề về sự hiểu biết và thực hành theo quy định của luật, xử lý tốt những bức xúc, những mâu thuẫn, tránh các cuộc đình công diễn ra, đặc biệt là các cuộc đình công trái với quy định luật của người lao động,…

Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí như: theo chủ thể; theo nội dung trong quan hệ lao động có quan hệ về việc làm, thời gian làm việc, tiền lương, thời gian nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm về vật chất, quyền và nghĩa vụ giữa các bên; theo cấp độ của quan hệ lao động có quan hệ lao động cấp quốc gia,quan hệ lao động cấp địa phương, quan hệ lao động cấp ngành và cấp doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

– Đầu tiên, về quyền của người lao động, khi tham gia vào trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được hưởng các quyền sau:

  • Người lao động được tự do lựa chọn ngành nghề để làm việc;
  • Người lao động sẽ được hưởng mức lương phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc, sẽ được quyền thỏa thuận, bàn bạc với người sử dụng lao động để đạt được mức lương hợp lý;
  • Người lao động sẽ được tham gia vào các hoạt động của tổ chức công đoàn nơi mà họ làm việc và các tổ chức pháp luật có nội dung quy định;
  • Người lao động sẽ được tham gia vào các hoạt động đối thoại với phía người sử dụng lao động;
  • Người lao động sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp nhất định đã được pháp luật lao động quy định;…

– Thứ hai về nghĩa vụ, người lao động sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Người lao động phải đảm bảo thực hiện và hoàn thành các nội dung công việc đã được ký kết trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động;
  • Người lao động phải chấp nhận đầy đủ các nội dung trong nội quy lao động;
  • Các vấn đề khác có liên quan đến bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Tìm hiểu thêm: Nội Dung và Nguyên Tắc của Hợp Đồng Lao Động

Như vậy, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được pháp luật lao động trong nước và pháp luật lao động quốc tế quan tâm và được đặt nhiều vấn đề pháp lý. Các tổ chức hoà giải nên chủ động thiết lập một mạng lưới cung cấp thông tin về tranh chấp lao động với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất và bên cạnh đó phải chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tiến hành hoà giải, tư vấn cho doanh nghiệp, mời sự tham gia của trọng tài lao động khi hoà giải không thành. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, tham khảo có đầu tư và chọn lọc các điều ước, công ước quốc tế, thông lệ quốc tế và những kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về vấn đề quan hệ lao động để có thể hình thành mô hình quan hệ lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đáp ứng với yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710