zalo-icon
phone-icon

Quyền của người lao động khi bị sa thải trái pháp luật

Hiện tại pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định cụ thể về quyền của người lao động khi bị sa thải hay bị sa thải trái pháp luật nhưng trên thực tế áp dụng thì khi công ty sa thải, người lao động sẽ được các quyền lợi gì? Bài viết sau đây của Luật Thành công sẽ trình bày về chủ đề Quyền của người lao động khi bị sa thải trái pháp luật.

Thứ nhất, về trường hợp người lao động bị sa thải trái pháp luật có thể nói đây là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, quyền lợi của người lao động được đề cập tại điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể Điều này quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

  • Người sử dụng lao động bắt buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và người lao động phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng thêm ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó;
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, người lao động sẽ nhận được khoản trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý không quay lại làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường được quy định và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Trường hợp người lao động vẫn muốn làm việc nhưng không còn vị trí hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động thì ngoài khoản tiền bồi thường, người lao động và người sử dụng lao động phải thương lượng để sửa đổi,bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, người lao động sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quyền của người lao động khi bị sa thải trái pháp luật
Quyền của người lao động khi bị sa thải trái pháp luật

Thứ ba, người lao động có thể sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Việc này được quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:

  • Người lao động được hưởng trợ cấp một nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc;
  • Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính là thời gian được tính để trợ cấp thôi việc; thời gian này sẽ trừ đi thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc và thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
  • Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc là tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Thứ tư, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo những giấy tờ khác cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Liên hệ ngay: Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể liên hệ qua số hotline tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Thành Công 1900.633.710 để được giải đáp. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710