Tết nguyên đán đang đến gần nhu cầu mua pháo nổ và pháo hoa được sử dụng khá phổ biến. Trong đó các hành vi sử dụng, mua bán pháo trái phép có dấu hiệu gia tăng với số lượng lớn, mặc dù đã được cảnh báo bởi tác hại cũng như sự ảnh hưởng mà nó mang lại, nhưng vẫn có nhiều người, nhiều gia đình sử dụng pháo không đúng cách gây ra thiệt hai về người và tài sản? Vậy khi nào được phép sử dụng pháo? Mức phạt khi sử dụng pháo trái phép ở Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 137/2020/NĐ-CP Nghị định về quản lý, sử dụng pháo.
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Sử dụng, tàng trữ pháo nổ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khi sử dụng pháo nổ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm i Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, cụ thể mức phạt cho hành vi “Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép” sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Khi vận chuyển, tàng trữ pháo nổ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, cụ thể mức phạt cho hành vi “Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo” sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài hình thức xử phạt hành chính trên tùy vào mức độ, tính chất vụ việc cũng như khối lượng tàng trữ, sử dụng thì sẽ có thêm mức phạt là Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Ngoài ra còn phải thực hiện Biện pháp khắc phục hậu quả nếu có hậu quả xảy ra từ hành vi sử dụng, tàng trữ pháo nổ:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
Theo quy định trên, khi có hành vi sử dụng pháo nổ sẽ bị phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng và sẽ bị tịch thu toàn bộ số pháo thu được.
Còn đối với hành vi tàng trữ pháo nổ sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số pháo thu được đồng thời buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.
Mức phạt hành chính quy định của hai hành vi sử dụng và tàng trữ là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Khi tổ chức vi phạm những hành vi này thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi tương tự.
Xem thêm: Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất
Sản xuất, buôn bán pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017, tại điểm a Khoản 40 Điều 1 cuat Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về việc sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên thì bị sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng hoặc phạt tù ít nhất là 01 năm đến 05 năm.
Khi có hành vi sản xuất buôn bán pháo nổ sé bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù hoặc phạt hành chính tùy vào từng mức độ, quy mô của sự việc.
Vận chuyển pháo bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 191 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kilogam đến dưới 40 kilogam thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài phạt hành chính ra nếu mức độ của vụ việc nghiêm trọng thì có thể sẽ bị phạt tù ít nhất từ 03 tháng đến 03 năm cho hành vi vận chuyển pháo này của mình.
Xem thêm: Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?
Xử lý hành vi mua bán trái phép pháo hoa
Mọi hành vi buôn bán, sử dụng pháo đều có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc xử lý phạt hình sự, tùy vào mức độ, quy mô và tính chất của vụ việc mà việc xử phạt sẽ khác nhau.
1. Quy định Xử phạt hành chính:
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có các mức phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a, Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố…. công cụ hỗ trợ và pháo;
b, Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo
c, Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: khi có hành vi mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc đem vào những nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Ngoài những hình thức phạt chính ở trên thì còn có các hình thức phạt bổ sung như sau: Tịch thu tang vật, phương tiện; Tước quyền sử dụng giấy phép.
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nếu có các hành vi vi phạm: Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; Nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
2. Quy định xử lý Trách nhiệm Hình sự:
Theo quy định tại Điều 190 và Điều 191 Văn bản hợp nhất sô 01/VBHN-VPQH Bộ luật Hình sự năm 2017
Khi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tùy vào từng mức độ vụ việc.
Đối với những hành vi có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; có tính chất chuyên nghiệp; có pháo nổ từ 40kg đế 120 kg sẽ bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khi có hành vi mua bán pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, tùy vào quy mô tổ chức, tính chất vụ việc.
Ngoài ra đối với một số ngành nghề người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, mức phạt gần như gấp đôi so với cá nhân thực hiện hành vi đó. Quy định cụ thể tại Khoản 5 của điều này.
Tham khảo thêm: Tội phạm là gì? Phân biệt các loại tội phạm hiện nay
Những loại pháo mà người dân được đốt trong ngày tết
Mặc dù pháo nổ bị cấm sử dụng, mua bán nhưng trong một số trường hợp được nhà nước cho phép sử dụng thì vẫn dùng pháo hoa nổ được. Việc quy định sử dụng pháo hoa nổ như thế nào cho những trường hợp nào được đề cập cụ thể tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có đề cập giải thích về từ ngữ pháo hoa: là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ
Theo các quy định trên thì vào dịp Tết, người dân được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ – gọi chung là pháo hoa không nổ.
Tìm hiểu thêm: Quy định về luật dân sự mới nhất 2023 | Luật Thành Công
Một số câu hỏi liên quan đến đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi nào người dân được phép sử dụng pháo hoa?
Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ cụ thể như sau:
1.Tết Nguyên đán: có quy định về loại pháo hoa được bắn cũng như khu vực nào được bắn phóa hoa và thời gian bắn pháo hoa. Các tỉnh được bắn pháp hoa nổ không quá 15 phút. Thời gian bắn là vào thời điểm giao thừa tức là vào 12h00 ngày 01/01 (âm lịch).
2.Giỗ tổ Hùng Vương: Khu vực được bắn là Tỉnh Phú Thọ thời lượng không quá 15 phút, nơi bắn là Đền Hùng, thời gian là vào 21 giờ ngày 09/03 (âm lịch)
3.Ngày Quốc Khánh các tỉnh được bắn không quá 15 phút, thời gian là 21 giờ ngày 02/9.
4.Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ: Được bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ thời gian bắn không quá 15 phút thời điểm bắn 21 giờ ngày 07/5
- Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch): Thủ đô Hà Nội và Tp. HCM được bắn không quá 15 phút thời điểm bắn 21 giờ ngày 30/4
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các tỉnh được bắn không quá 15 phút, thời gian là 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế. (ví dụ như Festival, lễ hội bán pháo hoa,….)
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đốt pháo hoa trong đám cưới có bị phạt không?
Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ theo đó các trường hợp được phép bắn pháo hoa nổ bao gồm:
Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch), Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
Theo quy định của pháp luật hiện hành liệt kê rõ các trường hợp được bắn pháo hoa là những ngày lễ lớn, kỉ niệm lớn của quốc gia hoặc được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu không rơi vào các trường hợp này thì việc sử dụng pháo hoa cho các mục đích khác là không hợp lệ, là vi phạm pháp luật. Do đó việc đốt pháo hoa trong ngày cưới sẽ bị phạt.
Nếu cá nhân cố tình sử dụng pháo hoa nổ vào mục đích khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, quy mô tính chất của sự việc.
Người dân tự mua pháo hoa về đốt trong đêm giao thừa có được không?
Quy định hiện hành của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có hai loại pháo hoa: Pháo hoa và pháo hoa nổ. Hai loại pháo hoa này có tính chất khác nhau, cũng như có quy định khác nhau về việc sử dụng hai loại này.
Pháo hoa nổ là pháo gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ là một loại pháo nổ. Thông thường pháo hoa nổ chỉ được phép sử dụng khi có sự cho phép của các cơ quan có chức năng. Do độ nguy hiểm cũng như không đảm bảo an toàn nên người dân không được phép sử dụng pháo hoa nổ
Pháo hoa (pháo hoa không nổ) là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Từ quy định trên, có thể thấy người dân được phép sử dụng pháo hoa (pháo hoa không nổ) trong dịp Tết Nguyên đán nhưng phải mua pháo hoa tại các cơ sở được cấp phép. Mỗi người dân cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về các loại pháo để sử dụng đúng cách, hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có về người và tài sản cho chính mình và những người xung quanh.
Trên đây là bài viết phân tích về Mức phạt khi sử dụng pháo. Luật Thành Công đã cung cấp các cơ sở pháp lý, cũng như phân tích vào chi tiết các trường hợp bị xử lý, các mức phạt cho từng hành vi nếu có hành vi vi phạm diễn ra. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc. Luật Thành công – Sức mạnh của pháp luật, Sức mạnh của công lý.